Bị sỏi mật có uống được sữa đậu nành không? [BÁC SĨ GIẢI ĐÁP]

“Bị sỏi mật có uống được sữa đậu nành không” là băn khoăn của không ít bệnh nhân. Thực tế, các loại sữa có nguồn gốc từ thực vật như đậu nành thường là thức uống lành mạnh, giàu vitamin và khoáng chất tự nhiên tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng sữa đậu nành, bệnh nhân sỏi túi mật vẫn nên thận trọng để đảm bảo an toàn.

Người bị sỏi mật có uống được sữa đậu nành?

Theo các chuyên gia, nguyên nhân hình thành sỏi mật chủ yếu đến từ vấn đề thực phẩm không lành mạnh, khiến nhiều bệnh nhân sỏi túi mật lo lắng không biết liệu nên ăn gì, nên kiêng gì. Trong đó, câu hỏi “Bị sỏi mật có uống được sữa đậu nành?” là phổ biến nhất.

Người bị sỏi túi mật có thể uống sữa đậu nành
Người bị sỏi túi mật có thể uống sữa đậu nành

Thực tế, người bị sỏi túi mật hoàn toàn có thể tiêu thụ đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành như sữa, đậu phụ, tào phớ,… bình thường. Túi mật dự trữ dịch mật để giúp cơ thể tiêu hóa chất béo từ động, thực vật. Do đó, nó không trực tiếp tham gia vào quá trình trao đổi chất và hấp thu protein trong chế độ ăn uống của người bệnh. Mà đậu nành lại là thực phẩm giàu protein chứ không phải chất béo.

FDA Hoa Kỳ cũng đã chứng minh rằng sỏi túi mật là kết quả của chế độ ăn giàu chất béo, ít chất xơ, không có nghiên cứu nào nhận định thực phẩm protein như sữa đậu nành có thể ảnh hưởng đến túi mật hay gây đau sỏi mật. Không những vậy, protein trong sữa đậu nành sở hữu nhiều lợi ích sức khỏe tuyệt vời, nổi bật trong đó là khả năng làm giảm cholesterol.

Vì vậy, trừ khi có tiền sử dị ứng với đậu nành, bệnh nhân hoàn toàn có thể tiêu thụ các sản phẩm từ đậu nành hàng ngày.

Lưu ý cho người bệnh sỏi mật khi uống sữa đậu nành

Như vậy, câu trả lời cho câu hỏi “Bị sỏi mật có uống được sữa đậu nành?” là có. Song để đảm bảo sức khỏe, người bệnh cũng cần chú ý một số điều sau đây: 

Bị sỏi mật có uống được sữa đậu nành, nên ưu tiên sữa tự làm

Nhiều người thường có suy nghĩ sữa đậu nành đóng hộp và sữa đậu nành tự làm đều như nhau. Nhưng thực tế thì các sản phẩm chế biến sẵn đều không tốt cho sức khỏe vì chúng chứa nhiều chất bảo quản và đường hóa học. Chính vì vậy, các chuyên gia khuyến khích người bị sỏi túi mật nên tiêu thụ sữa đậu nành tự làm tại nhà để đảm bảo an toàn.

Người bệnh nên tuân thủ liều lượng, tránh lạm dụng
Người bệnh nên tuân thủ liều lượng, tránh lạm dụng

Lựa chọn sữa đậu nành không đường

Việc hấp thụ thường xuyên các loại đường tinh chế có thể làm tăng nguy cơ sỏi túi mật. Nguyên nhân là vì đường khiến cơ thể tăng tiết insulin – một loại hormone giúp loại bỏ đường ra khỏi máu. 

Nồng độ insulin quá cao có thể kéo theo nồng độ cholesterol trong mật tăng thêm. Vì thế, nếu bệnh nhân sỏi mật muốn tiêu thụ sữa đậu nành, hãy chọn loại không chứa đường.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

Bị sỏi mật có uống được sữa đậu nành nhưng không nên dùng quá nhiều

Không ít người cho rằng sữa đậu nành có thể tiêu thụ thường xuyên, thậm chí sử dụng loại sữa này thay nước. Tuy nhiên, nhận định này là không chính xác vì dù có nhiều lợi ích thì việc tiêu thụ quá nhiều đậu nành cũng không tốt. 

Theo nghiên cứu, các sản phẩm chế biến từ đậu nành có thể gây ra các tác dụng phụ với hệ tiêu hóa như đau dạ dày, táo bón, đầy bụng và buồn nôn. Đậu nành cũng có thể ảnh hưởng đến tuyến giáp nếu ăn quá mức cho phép.

Uống quá nhiều sữa đậu có thể gây ra chứng đau dạ dày và buồn nôn
Uống quá nhiều sữa đậu có thể gây ra chứng đau dạ dày và buồn nôn

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, mỗi ngày bệnh nhân sỏi túi mật chỉ nên tiêu thụ tối đa 25g đậu nành, tương đương với khoảng 600ml sữa đậu nành.

Sữa đậu nành không tốt cho ung thư vú và tuyến giáp

Nếu người bị sỏi túi mật đang trong quá trình điều trị ung thư vú, sữa đậu nành không phải là một lựa chọn tốt. Trong sữa đậu nành có chứa isoflavone – một hoạt chất có cấu trúc tương tự estrogen và có thể liên kết với estrogen trong cơ thể. 

Điều này có thể khiến tế bào ung thư vú phát triển mạnh hơn trong một số trường hợp. Các isoflavone cũng có khả năng tác động xấu đến chức năng tuyến giáp, đặc biệt là ở những người bị bệnh về tuyến giáp hoặc thiếu iot.

Lời khuyên cho chế độ ăn uống của người bị sỏi mật

Không chỉ chủ đề “Bị sỏi mật có uống được sữa đậu nành?” nhận được sự quan tâm lớn mà chế độ ăn uống của người bệnh sỏi túi mật cũng vậy. Dưới đây là một số lời khuyên hữu ích từ chuyên gia:

  • Thực phẩm nên tăng cường bổ sung: Trái cây và rau xanh; Thực phẩm giàu carbohydrate tinh bột như chuối, khoai, bánh mỳ, gạo, mì ống,.. Các loại ngũ cốc nguyên hạt như yến mạch, diêm mạch,… Các loại sữa ít béo; Trứng gà; Các loại đậu như đậu đen, đậu xanh,… 
  • Thực phẩm nên kiêng dùng: Thức ăn nhiều chất béo và đường như bánh kem, bơ, pho mát, nước ngọt, mỡ động vật; Các loại đồ uống chứa cồn như rượu vang, cocktail, bia,… Thức uống nhiều caffeine như cà phê và trà xanh.

Tin rằng qua bài viết, bạn đọc đã giải đáp được thắc mắc: “Bị sỏi mật có uống được sữa đậu nành?”. Một chế độ dinh dưỡng khoa học và lành mạnh có thể giúp bệnh nhân cải thiện triệu chứng hiệu quả cũng như tăng cường sức khỏe tối đa. Người bệnh cũng đừng quên dành thời gian thăm khám định kỳ cũng như tham khảo tư vấn từ bác sĩ để quá trình điều trị sỏi túi mật thuận lợi và đạt hiệu quả tốt nhất.

BÀI VIẾT HỮU ÍCH: Mổ sỏi túi mật ở bệnh viện nào tốt? Top 10+ địa chỉ uy tín

Array
Câu hỏi thường gặp
Sỏi Túi Mật Uống Thuốc Gì

Sỏi túi mật uống thuốc gì an toàn và mang lại hiệu quả cao nhất là điều mà nhiều người bệnh quan tâm. Thực tế, bệnh nhân có thể điều trị sỏi mật bằng nhiều loại thuốc khác nhau như thuốc Tây, mẹo dân gian hoặc các bài thuốc Đông y đều mang lại hiệu quả tích cực. Sỏi túi mật uống thuốc gì? 3 loại thuốc hiệu quả nhất Dùng thuốc điều trị sỏi túi mật là phương pháp sử dụng phổ biến nhất và mang lại hiệu quả cao nhất hiện nay. Có rất nhiều loại thuốc khiến...

Xem chi tiết
Sỏi Mật Có Nguy Hiểm Không

Sỏi mật có nguy hiểm không là một trong những câu hỏi nhận được không ít sự quan tâm. Tuy rằng tỷ lệ bệnh nhân sỏi mật diễn tiến nặng chỉ chiếm khoảng 20%, nhưng nếu không được điều trị kịp thời, bệnh lý này có thể gây không ít ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. Sỏi mật có nguy hiểm không? Tình trạng sỏi hình thành trong túi mật khá phổ biến. Theo nhiều thống kê y tế, người bị sỏi túi mật chiếm khoảng 20% số ca bệnh liên quan đến tiêu hóa - tiết niệu mỗi...

Xem chi tiết
Mổ Sỏi Túi Mật Ở Bệnh Viện Nào Tốt

Mổ sỏi túi mật ở bệnh viện nào tốt là thắc mắc thường gặp nhất trên các diễn đàn sức khỏe. Việc lựa chọn địa chỉ khám chữa bệnh uy tín không chỉ giúp người bệnh nhanh chóng hồi phục mà còn tránh được những nguy cơ sau phẫu thuật. Nếu bạn đọc cũng đang tìm hiểu về vấn đề này thì đừng bỏ lỡ các thông tin tổng hợp trong bài viết sau đây! [caption id="attachment_1481" align="aligncenter" width="768"] Mổ sỏi túi mật ở bệnh viện nào tốt là vấn đề nhiều bệnh nhân quan tâm[/caption] Mổ sỏi túi mật...

Xem chi tiết

Chia sẻ

Cách chữa
Thuốc chữa
Nội soi bàng quang: Đặc điểm, chi phí và quy trình thực hiện

Nội Soi Bàng Quang: Đặc Điểm, Chi Phí & Quy Trình Thực Hiện

Nội soi bàng quang là kỹ thuật hiện đại được sử dụng chủ yếu trong chẩn đoán và điều trị...
Nhất Nam Tiêu Thạch Khang chữa dứt điểm sỏi mật không phẫu thuật

 Nhất Nam Tiêu Thạch Khang đặc trị sỏi mật và cơ chế tác động “kiềng...

Nhất Nam Tiêu Thạch Khang đặc trị sỏi mật là bài thuốc nổi tiếng trên thị trường hiện nay với...
Kim tiền thảo trị sỏi mật có tốt không? 5+ cách dùng hiệu quả nhất

Kim Tiền Thảo Trị Sỏi Mật Có Tốt Không? 5 Cách Dùng Hiệu Quả

Kim tiền thảo trị sỏi mật là bài thuốc được lưu truyền trong dân gian từ lâu. Thậm chí, không...
Sỏi túi mật 6mm có cần mổ không? Phương pháp điều trị hiệu quả

Sỏi túi mật 6mm, 7mm, 10mm có cần mổ không? Phương pháp điều trị hiệu...

Sỏi túi mật 6mm, 7mm, 10mm là tình trạng ngày càng phổ biến, nhất là khi ngày nay con người...
Sỏi túi mật 14mm: Những thông tin cơ bản người bệnh cần nắm rõ

Sỏi túi mật 14mm: Những thông tin cơ bản người bệnh cần nắm rõ

Sỏi túi mật 14mm, thậm chí 18mm đang dần trở nên phổ biến ở các bệnh nhân, bởi bệnh rất...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top