Sỏi túi mật 14mm: Những thông tin cơ bản người bệnh cần nắm rõ

Sỏi túi mật 14mm, thậm chí 18mm đang dần trở nên phổ biến ở các bệnh nhân, bởi bệnh rất ít khi phát ra các “tín hiệu” cụ thể. Với kích thước này, người bệnh có thể chưa phải phẫu thuật nhưng cần tuân thủ phác đồ của bác sĩ để quá trình điều trị đạt hiệu quả tích cực.

Sỏi túi mật 14mm có cần mổ không?

Theo các bác sĩ, không có câu trả lời chính xác xem sỏi mật bao nhiêu thì phải mổ. Bởi không phải trường hợp nào có sỏi cũng cần can thiệp ngoại khoa phức tạp. Căn cứ vào tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, kích thước và vị trí của sỏi mà bác sĩ sẽ có chỉ định phù hợp. Chính vì thế mà có trường hợp khi sỏi chỉ vài mm đã được chỉ định phẫu thuật nhưng có những bệnh nhân sỏi 10-20mm vẫn chưa cần mổ.

Tìm hiểu về sỏi túi mật 14mm
Tìm hiểu về sỏi túi mật 14mm

Theo các chuyên gia, khi sỏi túi mật chưa có triệu chứng, chưa gây ra tổn hại về sức khỏe thì chưa cần phẫu thuật. Do vậy, việc chỉ định mổ không hoàn toàn dựa vào kích thước sỏi. Ngoài ra, phẫu thuật lấy sỏi hoặc cắt bỏ túi mật luôn tiềm tàng rủi ro nên các can thiệp ngoại khoa này thường không được khuyến khích.

Như vậy, sỏi túi mật 14mm có cần mổ hay không hoàn toàn phụ thuộc vào kết quả thăm khám, chẩn đoán của bác sĩ. Bệnh nhân cần chủ động đến bệnh viện kiểm tra để có chỉ định phù hợp nhất.

Triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân sỏi túi mật 14mm

Sỏi túi mật 14mm là kích thước tương đối lớn. Chúng là những viên sỏi ở thể rắn, kết tinh từ các thành phần có trong dịch mật. Bề mặt sỏi có thể trơn nhẵn nhưng đôi khi lại gồ ghề, nếu cọ xát vào thành túi mật có thể gây viêm nhiễm.

Đa số các bệnh nhân bị sỏi túi mật đều không có triệu chứng, ngay cả khi sỏi đã có kích thước 14mm thậm chí lớn hơn. Một số trường hợp bệnh nhân cũng có biểu hiện nhưng tương đối mơ hồ, thường bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác hoặc biểu hiện sinh lý của cơ thể. Điều này gây không ít khó khăn cho việc phát hiện bệnh và sớm có biện pháp can thiệp.

Triệu chứng sỏi túi mật 14mm không phổ biến ở bệnh nhân
Triệu chứng sỏi túi mật 14mm không phổ biến ở bệnh nhân

Tuy các triệu chứng của bệnh không phổ biến nhưng người bị sỏi túi mật 14mm có thể xuất hiện các dấu hiệu sau:

  • Đau hạ sườn phải: Cơn đau thường xuất hiện sau khi ăn món chiên xào nhiều dầu mỡ. Sau đó cơn đau sẽ lan ra bả vai rồi đến sau lưng, có thể kéo dài tới vài ngày.
  • Sốt: Nếu như sỏi đã gây viêm nhiễm ở túi mật thì bệnh nhân có thể bị sốt nhẹ trong vài giờ. Những cơn sốt thường đi kèm với đau hạ sườn phải, cơ thể mệt mỏi…

Phương pháp chẩn đoán sỏi túi mật 14mm

Trong chẩn đoán sỏi túi mật, các bác sĩ cần quan sát hình ảnh bên trong túi mật bằng siêu âm hoặc chụp CT Scan, đồng thời xét nghiệm công thức máu để đánh giá sơ lược về tình trạng sức khỏe bệnh nhân. Trong đó, hình thức chẩn đoán phổ biến nhất là xét nghiệm máu và siêu âm túi mật.

  • Xét nghiệm máu: Lấy mẫu máu từ tĩnh mạch bệnh nhân để thực hiện tổng phân tích công thức, đánh giá chức năng hoạt động của gan mật và nồng độ cholesterol. Thông qua kết quả thu được, bác sĩ có thể kết luận về trạng thái sỏi túi mật của bệnh nhân.
  • Siêu âm: Là phương pháp chẩn đoán cận lâm sàng, hỗ trợ chẩn đoán sỏi túi mật hiệu quả. Đây là kỹ thuật phổ biến, độ an toàn cao nhưng đòi hỏi trình độ chuyên môn của bác sĩ và một số máy móc hỗ trợ hiện đại.

Điều trị sỏi túi mật 14mm thế nào?

Nếu sỏi túi mật 14mm chưa gây viêm nhiễm, chưa khiến bệnh nhân gặp biến chứng thì chưa cần can thiệp ngoại khoa. Trong trường hợp này, người bệnh có thể dùng một số loại thuốc Tây hoặc các bài thuốc dân gian, thuốc Đông y để bào mòn sỏi. Nếu sỏi đã gây viêm nhiễm hoặc một số vấn đề khác bác sĩ có thể sẽ chỉ định phẫu thuật. Dưới đây là thông tin cụ thể:

Một số bài thuốc từ dân gian

Từ lâu trong dân gian đã lưu truyền rất nhiều bài thuốc trị sỏi túi mật với hiệu quả được đánh giá cao. Nhất là với những viên sỏi có kích thước nhỏ, chưa gây viêm nhiễm thì những mẹo dân gian này đem lại tác dụng tích cực. Để giảm kích thước sỏi, ngăn không cho dịch mật tích tụ và hình thành sỏi mới, bệnh nhân có thể tham khảo một số bài thuốc sau:

Nước ép từ quả dứa nướng

Dứa là loại trái cây vô cùng quen thuộc, thường được sử dụng để làm thức uống giải khát mùa hè. Không chỉ vậy, trong dân gian còn lưu truyền rất nhiều kinh nghiệm bào mòn sỏi từ quả dứa.

Theo dân gian quả dứa nướng phèn chua rất tốt cho người sỏi túi mật
Theo dân gian quả dứa nướng phèn chua rất tốt cho người sỏi túi mật

Nguyên liệu: 1 quả dứa chín, 10g phèn chua.

Cách thực hiện:

  • Dứa chín rửa sạch, khoét một lỗ 3cm ngay chính giữa quả theo chiều dọc. Lưu ý giữ lại phần núm để làm nắp đậy.
  • Cho vào lỗ vừa khoét một nhúm nhỏ phèn chua rồi dùng núm đậy lại. Sau đó cho dứa vào lò nướng hoặc nướng trực tiếp trên bếp than cho đến khi chín đều.
  • Đem trái dứa đi xay nhuyễn, lọc lấy nước và chia thành 2 phần, 1 phần uống vào sáng sớm khi ngủ dậy, phần còn lại uống trước khi đi ngủ. Dùng kiên trì trong 1 tuần sẽ thấy hiệu quả tích cực.

Đu đủ non hấp muối

Trong dân gian, quả đu đủ non không chỉ là nguyên liệu cho các món ăn mà còn là vị thuốc trị sỏi mật hiệu nghiệm. Loại quả này được xem là “khắc tinh” của sỏi túi mật 14mm trở xuống, việc kiên trì sử dụng sẽ giúp bệnh nhân chóng được cải thiện.

Nguyên liệu: 1 quả đu đủ xanh, muối hạt (muối biển hạt to).

Cách thực hiện:

  • Đu đủ rửa sạch, cắt bỏ đầu và đuôi rồi rửa lại cho sạch nhựa, nhặt bỏ hạt.
  • Thêm vào trong quả đu đủ vừa rửa chút muối hạt rồi hấp cách thủy cho đến khi chín mềm.
  • Dùng đu đủ khi đã nguội bớt, nên ăn mỗi ngày 1 quả và duy trì trong 1 tuần để bào mòn sỏi túi mật.

Nước sắc từ quả sung khô

Sung có tính mát, vị chát, thường được dân gian nhắc đến với công dụng lợi tiểu, bổ máu, chống nhiễm trùng vết thương,… Trong quan niệm của người xưa, quả sung còn có tác dụng cải thiện hiện tượng sỏi mật, hỗ trợ mòn và tăng cường đào thải cặn sỏi. Do vậy, với tình trạng sỏi túi mật 14mm hay 18mm, bài thuốc từ quả sung cũng được dân gian ưu tiên sử dụng.

Tác dụng bào mòn sỏi của quả sung được dân gian đánh giá cao
Tác dụng bào mòn sỏi của quả sung được dân gian đánh giá cao

Nguyên liệu: 1kg sung.

Cách thực hiện:

  • Cắt bỏ cuống sung, đem thái thành lát mỏng (mỗi quả thái thành 2-3 lát) rồi phơi khô hoặc sấy trong lò chuyên dụng. Sau khi sung đã khô kiệt nước thì đem sao vàng hạ thổ.
  • Mỗi lần dùng 200g sung đã sao vàng sắc cùng 400ml nước, đun lấy 100ml.
  • Uống nước sắc từ quả sung sau khi ăn, dùng đều đặn hằng ngày, liên tục từ 2-3 tháng.

Nước ép rau ngò om

Rau ngò om hay còn được gọi là rau ngổ, đây là loại rau gia vị phổ biến trong các bữa ăn của người Việt. Bên cạnh tác dụng đó, rau ngổ còn được dân gian sử dụng làm thuốc trị sỏi mật tại nhà.

Nguyên liệu: 1 nắm lá rau ngổ, 2-3 thìa mật ong.

Cách thực hiện:

  • Rau ngổ nhặt bớt những lá sâu thối rồi rửa sạch, để ráo.
  • Đem rau xay nhuyễn và lọc bỏ bã. Sau đó thêm vào nước vừa xay chút mật ong rồi khuấy đều.
  • Hỗn hợp thu được uống hết trong ngày, nên sử dụng thường xuyên để có hiệu quả mong muốn.

Lưu ý: Đây chỉ là những kinh nghiệm dân gian truyền miệng, chưa được kiểm chứng bằng nghiên cứu khoa học. Do vậy, bệnh nhân cần cẩn trọng và không nên quá lạm dụng để tránh gây hại cho sức khỏe, vô tình làm bệnh trầm trọng hơn.

MỜI BẠN XEM THÊM:

Điều trị sỏi túi mật 14mm bằng thuốc Tây

Như đã nói ở trên, ngay cả khi sỏi đã lớn tới 14mm nhưng chưa gây viêm nhiễm thì vẫn chưa cần phẫu thuật. Còn đối với sỏi đã gây viêm nhiễm và đau đớn kéo dài, tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật cắt túi mật hoặc một can thiệp ngoại khoa nào đó.

Sử dụng các loại thuốc nội khoa

Trường hợp sỏi túi mật 14mm không gây viêm nhiễm, biến chứng bác sĩ sẽ chỉ yêu cầu sử dụng một số loại thuốc hỗ trợ kết hợp với chế độ ăn uống khoa học. Các nhóm thuốc gồm:

  • Thuốc tan sỏi: Gồm các loại thuốc hỗ trợ làm tan sỏi, chủ yếu là thuốc dùng theo đường uống. Các loại thuốc phổ biến nhất là chenodeoxycholic và ursodeoxycholic. Tuy nhiên, đây là nhóm thuốc không được khuyến khích vì nhiều tác dụng phụ và sỏi vẫn có thể tái phát.
  • Thuốc điều trị triệu chứng: Khi sỏi túi mật 14mm gây ra các cơn đau hạ sườn phải, bệnh nhân có thể sử dụng một số loại thuốc giúp điều trị triệu chứng gồm thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau tĩnh mạch, thuốc tiêm truyền tĩnh mạch,
Các loại thuốc tan sỏi thường không được khuyến khích
Các loại thuốc tan sỏi thường không được khuyến khích

Một số biện pháp ngoại khoa

Nếu những viên sỏi túi mật 14mm ít nhiều đã gây ảnh hưởng tới sức khỏe bệnh nhân, bác sĩ sẽ đưa ra các gợi ý can thiệp ngoại khoa như sau:

  • Gắp sỏi (ERCP): Ống nội soi được đưa vào túi mật qua đường miệng rồi sử dụng kỹ thuật đẩy sỏi xuống tá tràng để chúng ra ngoài theo phân.
  • Tán sỏi qua da: Tuy không cần phẫu thuật, ít gây chảy máu cho bệnh nhân nhưng phương pháp này ít khi được chỉ định vì tồn tại nhiều rủi ro, dễ gây ra biến chứng nguy hiểm.
  • Cắt túi mật nội soi: Cắt túi mật nội soi là can thiệp giúp loại bỏ triệt để các triệu chứng của sỏi túi mật, được thực hiện bằng máy móc, kỹ thuật hiện đại. Cắt túi mật nội soi hầu như không gây biến chứng và không làm giảm tuổi thọ của bệnh nhân. Thời gian phẫu thuật chỉ khoảng 15-30 phút, bệnh nhân có thể xuất viện sau 1-2 ngày theo dõi.

Lưu ý khi bị sỏi túi mật 14mm

Sỏ túi mật 14mm, thậm chí là sỏi túi mật 18mm có thể chưa gây ra biến chứng. Tuy nhiên, khi đã được chẩn đoán kích thước, tình trạng sỏi bệnh nhân cần tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ. Ngoài ra, mỗi người bệnh cũng cần lưu ý:

  • Chỉ sử dụng loại thuốc được kê đơn, không tự ý thay đổi liều lượng hoặc kết hợp với các loại thuốc khác nếu chưa có chỉ dẫn. Trong quá trình dùng thuốc nếu có tác dụng phụ, cơ thể bất thường cần ngừng thuốc và báo ngay cho bác sĩ.
  • Các bài thuốc dân gian, Đông y kể trên chỉ mang tính chất tham khảo. Do vậy bệnh nhân không nên quá phụ thuộc, cần chủ động thăm khám và áp dụng các cách chữa sỏi mật theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Chủ động xây dựng chế độ ăn uống và lối sống khoa học. Nên hạn chế những món ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ để tránh làm tăng kích thước sỏi. Thay vào đó nên sử dụng những loại rau củ, thực phẩm giàu chất xơ và vitamin.
  • Cân bằng giữa làm việc và nghỉ ngơi, nên thường xuyên vận động, thể dục thể thao để ngăn chặn dịch mật ứ trệ, không cho sỏi mới hình thành và làm tăng kích thước sỏi cũ.
  • Duy trì tinh thần thoải mái, luôn thư giãn, tránh trạng thái nóng giận, cáu gắt.
  • Khi dùng thuốc và theo dõi bệnh tại nhà, nếu nhận thấy các bất thường cần báo ngay với bác sĩ để được hỗ trợ.
    Kiểm tra tổng quát sức khỏe thường xuyên, theo dõi kích thước của sỏi để kịp thời có biện pháp can thiệp.

Kích thước sỏi túi mật 14mm là tương đối lớn, ngay cả khi chúng chưa gây đau đớn thì người bệnh cũng không nên chủ quan. Mỗi người bệnh gãy chủ động sinh hoạt lành mạnh, tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ đồng thời thường xuyên kiểm tra sức khỏe tại bệnh viện. Đây được xem là yếu tố quan trọng giúp hạn chế đáng kể biến chứng của bệnh.

MỜI BẠN ĐỌC XEM THÊM:

Array

Chia sẻ

Nội soi bàng quang: Đặc điểm, chi phí và quy trình thực hiện

Nội Soi Bàng Quang: Đặc Điểm, Chi Phí & Quy Trình Thực Hiện

Nội soi bàng quang là kỹ thuật hiện đại được sử dụng chủ yếu trong chẩn đoán và điều trị...
Bệnh nhân đến thăm khám và điều trị với bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh

[Hỏi – đáp] Người bệnh sỏi mật nói gì khi dùng Nhất Nam Tiêu Thạch...

Nhất Nam Tiêu Thạch Khang đặc trị sỏi mật là bài thuốc đang gây "xôn xao" trên nhiều diễn đàn...
Nhất Nam Tiêu Thạch Khang chữa dứt điểm sỏi mật không phẫu thuật

 Nhất Nam Tiêu Thạch Khang đặc trị sỏi mật và cơ chế tác động “kiềng...

Nhất Nam Tiêu Thạch Khang đặc trị sỏi mật là bài thuốc nổi tiếng trên thị trường hiện nay với...
Sỏi túi mật 6mm có cần mổ không? Phương pháp điều trị hiệu quả

Sỏi túi mật 6mm, 7mm, 10mm có cần mổ không? Phương pháp điều trị hiệu...

Sỏi túi mật 6mm, 7mm, 10mm là tình trạng ngày càng phổ biến, nhất là khi ngày nay con người...
Kim tiền thảo trị sỏi mật có tốt không? 5+ cách dùng hiệu quả nhất

Kim Tiền Thảo Trị Sỏi Mật Có Tốt Không? 5 Cách Dùng Hiệu Quả

Kim tiền thảo trị sỏi mật là bài thuốc được lưu truyền trong dân gian từ lâu. Thậm chí, không...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top