Tán Sỏi Bàng Quang: Chi Phí, Quy Trình Thực Hiện & Lưu Ý

Sỏi bàng quang là bệnh lý về đường tiết niệu thường gặp ở nam giới. Bệnh gây ra các triệu chứng như đau bụng dưới, tiểu buốt, tiểu ra máu,… khiến bệnh nhân mệt mỏi, cuộc sống đảo lộn. Khi kích thước viên sỏi to, không thể điều trị nội khoa được thì người bệnh thường được chỉ định tán sỏi bàng quang. Đây được xem là phương pháp hiện đại, hạn chế đau đớn cho bệnh nhân.

Sỏi bàng quang gây ra đau bụng dưới, tiểu buốt, tiểu ra máu
Sỏi bàng quang gây ra đau bụng dưới, tiểu buốt, tiểu ra máu

Tán sỏi bàng quang là gì?

Căn cứ vào tình trạng sỏi trong bàng quang của người bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra một số phương pháp điều trị như điều trị nội khoa hay phẫu thuật. Nếu sỏi trong bàng quang có kích thước nhỏ, bị mắc kẹt trong bàng quang, gây ra các triệu chứng rối loạn tiểu tiện thì sẽ được chỉ định tán sỏi bàng quang.

Tán sỏi bàng quang bằng laser là phương pháp hiện đại và tiên tiến nhất hiện nay. Đây là kỹ thuật được chỉ định để điều trị cho bệnh nhân có sỏi nằm ở đoạn ⅓ niệu quản và sỏi có kích thước nhỏ hơn 1cm.

Phẫu thuật sử dụng tia laser hoặc sóng xung động tác động ngoài cơ thể để phá vỡ sỏi bàng quang. Viên sỏi đã bị tán nhỏ ra có thể dễ dàng ra khỏi cơ thể qua đường nước tiểu khi sử dụng thêm các loại thuốc được kê theo đơn của bác sĩ.

Tán sỏi ngoài cơ thể bằng tia laser
Tán sỏi ngoài cơ thể bằng tia laser

Tán sỏi bàng quang bằng laser được coi là phương pháp tiên tiến nhất hiện nay. Kỹ thuật này có ưu điểm nổi trội là phẫu thuật nhẹ nhàng, ít sang chấn, thời gian nằm viện ngắn, bệnh nhân hồi phục sức khỏe nhanh hơn so với cách điều trị là mổ hở truyền thống.

Tán sỏi bàng quang được chỉ định khi nào?

Tuy kỹ thuật tán sỏi bàng quang có nhiều ưu điểm hơn phương pháp mổ hở truyền thống và mổ nội soi lấy sỏi nhưng không phải bệnh nhân nào cũng áp dụng được. Hình thức này chỉ được chỉ định trong các trường hợp sau đây:

  • Sỏi bàng quang 5mm và những viên sỏi có kích thước nhỏ < 2cm trở xuống.
  • Sỏi niệu quản di chuyển trong thận sau khi điều trị tán sỏi nội soi ngược dòng bằng ống cứng, ống bán cứng.
  • Sỏi niệu quản đoạn cao thì được chỉ định tán sỏi bằng ống soi mềm.
  • Bệnh nhân có sỏi niệu quản nhỏ < 0,5cm điều trị nội khoa 1 tuần mà các triệu chứng bệnh không giảm, sỏi không di chuyển xuống vị trí thấp hơn để đào thải ra ngoài, sỏi nằm tại vị trí niệu quản bị hẹp, sỏi ở vị trí có polyp bàng quang.
  • Sỏi niệu quản hình thành trên vị trí sa lồi niệu quản.

Những trường hợp không áp dụng được phương pháp tán sỏi bàng quang ngoài cơ thể:

  • Bệnh nhân bị hẹp niệu đạo ở nam giới, xơ cứng cổ bàng quang, u xơ tiền liệt tuyến.
  • Người bị máu khó đông, mắc hội chứng rối loạn đông máu.
  • Bệnh nhân đang điều trị các triệu chứng nhiễm trùng đường tiết niệu.
  • Không áp dụng được với những bệnh nhân có kích thước sỏi lớn.
Tán sỏi bàng quang bằng laser không được chỉ định cho bệnh nhân có niệu quản hẹp, gấp khúc, dị dạng thận
Tán sỏi bàng quang bằng laser không được chỉ định cho bệnh nhân có niệu quản hẹp, gấp khúc, dị dạng thận

Chi phí tán sỏi bàng quang bằng laser

Chi phí tán sỏi bàng quang bằng laser được niêm yết công khai tại các bệnh viện. Số tiền phải chi trả sẽ tùy thuộc phải tình trạng và phương hướng điều trị của người bệnh nên không có mức chi chính xác.

Nếu có bảo hiểm y tế, bệnh nhân sẽ được hỗ trợ một phần tiền thuốc và phí điều trị,… Về cơ bản chi phí tán sỏi bàng quang có thể bao gồm một số mục sau đây:

  • Chi phí khám ban đầu: Dao động từ 100.000 – 300.000 đồng tuỳ vào đơn giá của từng bệnh viện.
  • Phí thực hiện các dịch vụ siêu âm, xét nghiệm, X-quang… trước khi tán sỏi từ 1-3 triệu đồng.
  • Chi phí tán sỏi bàng quang bằng laser: Từ 5 – 10 trở lên tùy từng trường hợp.
  • Các chi phí khác như tiền thuốc, vật tư tiêu hao hay chi phí nội trú.

Hầu hết các bệnh viện đều thực hiện thanh toán theo bảo hiểm y tế và hình thức liên kết với các hãng bảo hiểm phi nhân thọ uy tín trên thị trường. Những khách hàng có bảo hiểm y tế, bảo hiểm phi nhân thọ thì sẽ được hưởng tối đa quyền lợi chi trả theo đúng quy định.

XEM THÊM:

Bị sỏi bàng quang nên ăn gì, kiêng ăn gì để trị bệnh tận gốc?

Biến chứng không mong muốn

Phẫu thuật nào cũng tiềm ẩn những rủi ro và biến chứng không mong muốn, kể cả phương pháp phẫu thuật hiện đại và bác sĩ có tay nghề cao đến đâu. Dù được đánh giá là phương pháp điều trị tiên tiến hơn các kỹ thuật truyền thống nhưng tán sỏi bàng quang bằng laser có thể xảy ra một số biến chứng như sau:

  • Niệu quản bị thủng do tia laser đốt nhầm vị trí hoặc bị lan.
  • Không đặt được ống nội soi để tiếp cận tới vị trí có sỏi.
  • Tiểu ra máu sau khi điều trị.
  • Không tán hết được sỏi.
  • Tán sỏi thất bại phải chuyển sang mổ hở.
Tán sỏi bàng quang có thể phát sinh biến chứng không mong muốn
Tán sỏi bàng quang có thể phát sinh biến chứng không mong muốn

Vì thế, để hạn chế tối đa những biến chứng có thể xảy ra, người bệnh nên lựa chọn bệnh viện uy tín có đội ngũ bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm, trang thiết bị y tế hiện đại để thực hiện kỹ thuật tán sỏi bàng quang.

Quy trình tán sỏi bàng quang

Người bệnh tham khảo quy trình tán sỏi bàng quang qua một số bước sau đây:

  • Bước 1: Đăng ký khám bệnh tại bệnh viện.
  • Bước 2: Bác sĩ thăm khám, thực hiện các xét nghiệm để xác định vị trí, kích thước sỏi sau đó hội chẩn phương pháp điều trị phù hợp.
  • Bước 3: Bệnh nhân được đưa vào phòng mổ vô khuẩn, gây tê tủy sống
  • Bước 4: Người bệnh nằm ở tư thế phụ khoa, bác sĩ sẽ tiến hành quy trình tán sỏi bàng quang bằng laser qua lỗ niệu quản.
  • Bước 5: Khi tiếp cận được sỏi, máy sẽ tán sỏi bằng tia laser. Khi sỏi tan nhỏ thì có thể gắp ra bằng dụng cụ phẫu thuật hoặc bệnh nhân sẽ tự đào thải bằng đường bài tiết.
  • Bước 6: Quy trình phẫu thuật kéo dài khoảng 1 giờ, khi hoàn tất quy trình bệnh nhân sẽ được đưa về phòng điều trị sau tán sỏi bàng quang bằng laser.
  • Bước 7: Người bệnh được theo dõi tình trạng sau hậu phẫu từ 2-3 ngày, nếu không đau, không sưng thì có thể ra viện sau 24 giờ.

Chế độ chăm sóc sau khi điều trị

Một trong những ưu điểm của phương pháp tán sỏi bàng quang bằng laser là thời gian phục hồi sau phẫu thuật nhanh, người bệnh chỉ cần nằm viện từ 1 đến 2 ngày, uống một liều kháng sinh duy nhất và vệ sinh vết mổ. Một số trường hợp, nếu người bệnh không đau sau khi tán sỏi thì có thể ra viện sau 24 giờ.

Ăn rau xanh, hoa quả để lợi tiểu và ngăn ngừa sự hình thành sỏi
Ăn rau xanh, hoa quả để lợi tiểu và ngăn ngừa sự hình thành sỏi

Tuy nhiên, bệnh có thể tái phát trở lại nếu người bệnh không duy trì thói quen ăn uống khoa học. Khi bệnh tái phát trở lại sẽ gây ảnh hưởng tới chức năng bài tiết nước tiểu, tổn thương lên bàng quang và các cơ quan phụ cận.

Vì thế, người bệnh cần chú ý áp dụng các biện pháp hỗ trợ để cải thiện triệu chứng và ngăn chặn tiến triển của bệnh bằng các biện pháp như sau:

  • Uống đủ 2-3 lít nước/ngày nhằm làm loãng nồng độ nước tiểu trong bàng quang.
  • Ăn rau xanh có độ pH kiềm có tác dụng lợi tiểu và giảm nồng độ khoáng chất trong nước tiểu.
  • Bổ sung các loại trái cây có chứa chất citrate như cam, bưởi và dứa. Đây là các loại thực phẩm có tác dụng ngăn chặn sự hình thành của sỏi ở thận và bàng quang.
  • Sau phẫu thuật, người bệnh có thể áp dụng các bài thuốc chữa sỏi bàng quang bằng thuốc Nam. Song cũng cần chú ý về liều lượng, cách dùng, tốt nhất là nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
  • Duy trì chế độ ăn lành mạnh, nhạt, thanh đạm. Hạn chế ăn thức ăn có nhiều muối, gia vị, cay nóng và nhiều dầu mỡ.
  • Hạn chế thuốc lá và sử dụng đồ uống chứa cồn và chứa các chất kích thước như trà, cà phê.
  • Giảm ăn thịt động vật và nội tạng, nên bổ sung dinh dưỡng từ cá, trứng và sữa.
  • Đi vệ sinh ngay khi cơ thể có nhu cầu và khám bệnh định kỳ 6 tháng/lần.

Trên đây là những thông tin cơ bản về chi phí và quy trình thực hiện kỹ thuật tán sỏi bàng quang. Hy vọng người bệnh đã có hiểu biết nhất định về phương pháp điều trị để chuẩn bị tốt cho quá trình chữa bệnh. Nếu không may mắc phải căn bệnh này, hãy đến khám tại những cơ sở uy tín, tuân thủ các nguyên tắc điều trị để đạt được hiệu quả mong muốn.

BÀI VIẾT HỮU ÍCH: Sỏi tụy có nguy hiểm không? Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Array

Câu hỏi thường gặp
Sỏi Túi Mật Uống Thuốc Gì

Sỏi túi mật uống thuốc gì an toàn và mang lại hiệu quả cao nhất là điều mà nhiều người bệnh quan tâm. Thực tế, bệnh nhân có thể điều trị sỏi mật bằng nhiều loại thuốc khác nhau như thuốc Tây, mẹo dân gian hoặc các bài thuốc Đông y đều mang lại hiệu quả tích cực. Sỏi túi mật uống thuốc gì? 3 loại thuốc hiệu quả nhất Dùng thuốc điều trị sỏi túi mật là phương pháp sử dụng phổ biến nhất và mang lại hiệu quả cao nhất hiện nay. Có rất nhiều loại thuốc khiến...

Xem chi tiết
Bị Sỏi Mật Có Uống Được Sữa Đậu Nành

“Bị sỏi mật có uống được sữa đậu nành không” là băn khoăn của không ít bệnh nhân. Thực tế, các loại sữa có nguồn gốc từ thực vật như đậu nành thường là thức uống lành mạnh, giàu vitamin và khoáng chất tự nhiên tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng sữa đậu nành, bệnh nhân sỏi túi mật vẫn nên thận trọng để đảm bảo an toàn. Người bị sỏi mật có uống được sữa đậu nành? Theo các chuyên gia, nguyên nhân hình thành sỏi mật chủ yếu đến từ vấn đề thực...

Xem chi tiết
Sỏi Mật Có Nguy Hiểm Không

Sỏi mật có nguy hiểm không là một trong những câu hỏi nhận được không ít sự quan tâm. Tuy rằng tỷ lệ bệnh nhân sỏi mật diễn tiến nặng chỉ chiếm khoảng 20%, nhưng nếu không được điều trị kịp thời, bệnh lý này có thể gây không ít ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. Sỏi mật có nguy hiểm không? Tình trạng sỏi hình thành trong túi mật khá phổ biến. Theo nhiều thống kê y tế, người bị sỏi túi mật chiếm khoảng 20% số ca bệnh liên quan đến tiêu hóa - tiết niệu mỗi...

Xem chi tiết
Mổ Sỏi Túi Mật Ở Bệnh Viện Nào Tốt

Mổ sỏi túi mật ở bệnh viện nào tốt là thắc mắc thường gặp nhất trên các diễn đàn sức khỏe. Việc lựa chọn địa chỉ khám chữa bệnh uy tín không chỉ giúp người bệnh nhanh chóng hồi phục mà còn tránh được những nguy cơ sau phẫu thuật. Nếu bạn đọc cũng đang tìm hiểu về vấn đề này thì đừng bỏ lỡ các thông tin tổng hợp trong bài viết sau đây! [caption id="attachment_1481" align="aligncenter" width="768"] Mổ sỏi túi mật ở bệnh viện nào tốt là vấn đề nhiều bệnh nhân quan tâm[/caption] Mổ sỏi túi mật...

Xem chi tiết

Chia sẻ

Cách chữa
Thuốc chữa
Dinh dưỡng sức khỏe
Nội soi bàng quang: Đặc điểm, chi phí và quy trình thực hiện

Nội Soi Bàng Quang: Đặc Điểm, Chi Phí & Quy Trình Thực Hiện

Nội soi bàng quang là kỹ thuật hiện đại được sử dụng chủ yếu trong chẩn đoán và điều trị...
Nhất Nam Tiêu Thạch Khang chữa dứt điểm sỏi mật không phẫu thuật

 Nhất Nam Tiêu Thạch Khang đặc trị sỏi mật và cơ chế tác động “kiềng...

Nhất Nam Tiêu Thạch Khang đặc trị sỏi mật là bài thuốc nổi tiếng trên thị trường hiện nay với...
Sỏi túi mật 6mm có cần mổ không? Phương pháp điều trị hiệu quả

Sỏi túi mật 6mm, 7mm, 10mm có cần mổ không? Phương pháp điều trị hiệu...

Sỏi túi mật 6mm, 7mm, 10mm là tình trạng ngày càng phổ biến, nhất là khi ngày nay con người...
Sỏi túi mật 14mm: Những thông tin cơ bản người bệnh cần nắm rõ

Sỏi túi mật 14mm: Những thông tin cơ bản người bệnh cần nắm rõ

Sỏi túi mật 14mm, thậm chí 18mm đang dần trở nên phổ biến ở các bệnh nhân, bởi bệnh rất...
Kim tiền thảo trị sỏi mật có tốt không? 5+ cách dùng hiệu quả nhất

Kim Tiền Thảo Trị Sỏi Mật Có Tốt Không? 5 Cách Dùng Hiệu Quả

Kim tiền thảo trị sỏi mật là bài thuốc được lưu truyền trong dân gian từ lâu. Thậm chí, không...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top