Sỏi Bùn Túi Mật

Sỏi bùn túi mật được xem là hình dạng ban đầu của sỏi cholesterol hay sỏi sắc tố bên trong túi mật. Tình trạng này có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bệnh nhân, đặc biệt với trường hợp sỏi bùn gây tắc nghẽn ống dẫn mật. Không những vậy, bệnh còn tiến triển thầm lặng mà không gây ra bất kỳ triệu chứng bên ngoài nào.

Sỏi bùn túi mật là gì?

Sỏi bùn túi mật là tập hợp của các chất rắn dạng hạt nhỏ li ti kết tủa bên trong túi mật. Hỗn hợp chất rắn kết tủa này thường gồm có tinh thể cholesterol, tinh thể muối canxi bilirubinat và một số loại muối gốc canxi khác. 

Sỏi bùn không được xem là một tình trạng y tế cụ thể, nhưng bản thân nó có thể là yếu tố nguy cơ dẫn đến một số bệnh lý như sỏi túi mật, viêm tụy dạng cấp tính,… Trong một số trường hợp đặc biệt, cơ thể có khả năng tự phân hủy sỏi bùn mà không cần can thiệp điều trị. Bởi vì hình dạng đặc biệt, sỏi túi mật dạng bùn thường được chẩn đoán thông qua siêu âm.

Sỏi bùn ở trong túi mật có thể hình thành nên sỏi mật
Sỏi bùn ở trong túi mật có thể hình thành nên sỏi mật

Sỏi bùn có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào, không quan trọng độ tuổi hay giới tính. Tuy nhiên, các trường hợp vốn có tiền sử bệnh lý liên quan đến gan hoặc túi mật được xem là có nguy cơ cao hơn người bình thường.

Nguyên nhân gây ra sỏi bùn trong túi mật

Nguyên nhân chính hình thành nên sỏi bùn là do dịch mật của gan tiết ra bị tồn đọng quá lâu trong túi mật. Khi đó, phần dịch mật này có thể kết tủa cholesterol và canxi bilirubinat, tạo thành các lớp cặn dạng bùn cát. Bên cạnh nguyên nhân nói trên, sỏi bùn túi mật còn có thể do các yếu tố nguy cơ sau đây gây ra:

  • Lạm dụng các chất chứa cồn: Ethanol có trong rượu và bia có khả năng phá hủy chức năng gan và túi mật, khiến dịch mật không thể vận chuyển ra ngoài để hấp thu cholesterol. Hậu quả là sỏi bùn có thể dần hình thành bên trong túi mật.
  • Chế độ ăn kiêng không lành mạnh: Nhiều người thường có thói quen ép cân để đạt được mục tiêu trọng lượng cơ thể hoàn hảo. Tuy nhiên, việc xuống cân nhanh chóng có thể khiến hệ thống tiêu hóa của cơ thể chịu ảnh hưởng xấu, đặc biệt là tụy, gan và mật. Một khi những cơ quan này bị tổn thương, nguy cơ sỏi bùn tồn đọng trong túi mật càng gia tăng.
  • Trong quá trình mang thai: Mang thai là một trong những yếu tố nguy cơ phổ biến gây ra tình trạng sỏi bùn trong túi mật ở nữ giới. Bào thai phát triển có thể khiến diện tích ổ bụng nhỏ hơn, ép căng túi mật, khiến nó không thể hoạt động bình thường và hình thành bùn mật. Sỏi bùn do mang thai thường tự biến mất sau khi em bé được sinh ra.
  • Một số yếu tố khác: Biến chứng do phẫu thuật dạ dày, cấy ghép nội tạng; Nhận dinh dưỡng thông qua đường truyền tĩnh mạch khi chữa bệnh; Người bị đái tháo đường; Người bị suy nội tạng.

Triệu chứng của bệnh

Theo các bác sĩ, nhiều người bị sỏi bùn túi mật không cảm nhận được bất kỳ dấu hiệu bất thường nào của cơ thể, ngay cả khi bùn đã phát triển thành sỏi mật. Nhiều báo cáo y tế nhận định khoảng 80% số bệnh nhân sẽ không gặp phải các triệu chứng bên ngoài.

Tuy nhiên, nếu sỏi bùn bắt đầu gây ảnh hưởng đến một số bộ phận liên quan khác như ống dẫn mật hoặc tuyến tụy, bệnh nhân có thể nhận thấy một số biểu hiện sau đây:

  • Đau bụng trên, cơn đau đôi khi lan rộng đến cả bả vai và vùng lưng dưới. Đau bụng cũng được xem là triệu chứng phổ biến nhất khi sỏi bùn đã gây tắc nghẽn.
  • Cơ thể cảm thấy mệt mỏi, đổ nhiều mồ hôi hoặc có thể bị sốt nhẹ.
  • Dạ dày cảm thấy khó chịu, buồn nôn hoặc nôn mửa.
  • Phân thải ra thay đổi, nhạt màu hơn và kết cấu giống như đất sét. 
Người bệnh thường bị đau vùng bụng
Người bệnh thường bị đau vùng bụng

Tình trạng sỏi bùn túi mật có nguy hiểm không?

Đối với một số trường hợp cụ thể, ví dụ như phụ nữ mang thai bị sỏi bùn, tình trạng có thể tự biến mất mà không cần điều trị. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là sỏi bùn không có khả năng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Nếu sỏi bùn túi mật không được chẩn đoán và loại bỏ sớm, nó có thể dẫn đến những tình trạng y tế nguy hiểm sau đây:

  • Đau sỏi mật do ống dẫn bị tắc nghẽn: Các ống dẫn mật làm nhiệm vụ dẫn lưu giữa gan và túi mật. Khi sỏi bùn di chuyển đến ống dẫn gây ra tắc nghẽn, người bệnh có thể cảm thấy những cơn đau bụng dữ dội, kèm với đó là nguy cơ viêm nhiễm đường mật có thể xảy ra.
  • Túi mật bị viêm: Nếu sỏi bùn tồn đọng quá lâu trong túi mật, nó có thể khiến mật không thể lưu thông ra bên ngoài. Hậu quả là túi mật bị viêm, sưng tấy, dẫn đến tình trạng đau bụng khó chịu, buồn nôn hoặc nôn mửa.
  • Tuyến tụy viêm cấp tính: Đây có thể xem là biến chứng thường gặp nhất của sỏi bùn túi mật, chiếm tỷ lệ lên đến 74%. Tình trạng này xảy ra khi sỏi bùn di chuyển sang các ống tụy, khiến tụy bị viêm nhiễm, thậm chí là phù nề.

Chẩn đoán sỏi túi mật dạng bùn

Sỏi bùn trong túi mật ít gây ra các triệu chứng bên ngoài. Ngay cả những trường hợp phát sinh biểu hiện cũng rất dễ gây nhầm lẫn với các bệnh lý tiêu hóa khác. Chính vì vậy, hầu hết các bệnh nhân phải tiến hành thực hiện các xét nghiệm chuyên sâu để được chẩn đoán chính xác nhất.

  • Xét nghiệm siêu âm: Siêu âm là một trong những biện pháp chẩn đoán sỏi bùn phổ biến nhất. Bùn túi mật thường khiến biên độ dao động của sóng siêu âm rất thấp. Hình ảnh của siêu âm giúp các bác sĩ xác định vị trí hình thành của sỏi bùn bên trong túi mật.
  • Cộng hưởng từ MRI: Cộng hưởng từ MRI cũng thường được thực hiện trong chẩn đoán sỏi bùn túi mật. Hình ảnh MRI được xây dựng đa chiều lập thể, giúp các chuyên gia loại bỏ một số nghi ngờ nguyên nhân trước đó cũng như xem xét yếu tố biến chứng đã xảy ra hay chưa.
  • Các xét nghiệm khác: Để xác định chính xác nguyên nhân gây ra sỏi bùn trong túi mật, các bác sĩ sẽ tiến hành thêm một số xét nghiệm khác như kiểm tra máu, kiểm tra nồng độ cholesterol và muối canxi. Xét nghiệm máu cũng được sử dụng nhằm đảm bảo chức năng gan vẫn bình thường.
Hình ảnh siêu âm giúp bác sĩ xác định vị trí của sỏi bùn
Hình ảnh siêu âm giúp bác sĩ xác định vị trí của sỏi bùn

Cách điều trị sỏi bùn túi mật

Qua quá trình chẩn đoán nguyên nhân, các bác sĩ sẽ dựa vào thông tin bệnh lý thu được để xây dựng phác đồ điều trị cho từng bệnh nhân. Hiện nay, biện pháp điều trị bằng Tây y được xem là phổ biến nhất. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng có thể áp dụng thêm một số biện pháp Đông y và thuốc Nam, tùy theo tư vấn của bác sĩ.

Điều trị sỏi bùn túi mật bằng thuốc Nam

Các bài thuốc Nam hầu hết được đúc kết từ kinh nghiệm dân gian với nguyên liệu là những thảo mộc quen thuộc với người Việt. Thuốc Nam chỉ dùng để hỗ trợ cải thiện triệu chứng, không có khả năng thay thế thuốc điều trị.

Bài thuốc từ cây đồng tiền lông

Đồng tiền lông là một loại cây mọc dại khá phổ biến ở nước ta. Nó có tác dụng loại bỏ độc tố tích tụ trong túi mật, giảm các cơn đau bụng khó chịu và hỗ trợ cho quá trình đào thải sỏi bùn ra ngoài.

Đồng tiền lông hỗ trợ điều trị sỏi bùn hiệu quả
Đồng tiền lông hỗ trợ điều trị sỏi bùn hiệu quả

Nguyên liệu: Cây đồng tiền lông, nước lọc.

Cách thực hiện:

  • Đồng tiền lông rửa sạch, dùng cả lá và thân. Đun thảo dược với nước lọc cho đến khi sôi.
  • Người bệnh dùng thay nước hàng ngày hoặc mỗi ngày 1 ly trà đồng tiền lông.

MỜI BẠN XEM THÊM:

Bài thuốc từ cây mã đề

Giống như đồng tiền lông, mã đề là loại cây mọc dại rất nhiều ở nước ta. Theo y học cổ truyền, mã đề tính mát, thích hợp dùng thanh lọc cơ thể và giải độc cho gan, mật.

Nguyên liệu: Cây mã đề tươi, nước lọc.

Cách thực hiện:

  • Mã đề rửa sạch, để ráo rồi đun cùng với nước lọc đến khi sôi bùng lên.
  • Dùng trà mã đề thay nước hàng ngày hoặc uống đều đặn mỗi ngày 1 cốc trước khi đi ngủ.

Bài thuốc từ nước chanh tươi

Chanh tươi chứa nhiều axit lactic, có tác dụng trung hoà cholesterol và làm tan sỏi bùn một cách tự nhiên. 

Nước chanh tươi làm tan sỏi bùn tự nhiên
Nước chanh tươi làm tan sỏi bùn tự nhiên

Nguyên liệu: Chanh tươi (dùng loại vỏ vàng), nước lọc.

Cách thực hiện:

  • Dùng ½ quả chanh vàng vắt lấy nước cốt, pha loãng với khoảng 200ml nước lọc.
  • Bệnh nhân chia thành hai lần uống, mỗi lần 100ml. Một tuần sử dụng khoảng 3 lần.

Điều trị bằng Tây y

Điều trị bằng Tây y gồm hai dạng là dùng thuốc và can thiệp ngoại khoa. Tùy theo tình trạng sức khỏe và mức độ ảnh hưởng của sỏi bùn mà bác sĩ sẽ trao đổi và tư vấn cho bệnh nhân.

  • Sử dụng các loại thuốc chống viêm không kê đơn: Để giảm đau nhanh chóng và hiệu quả, bệnh nhân có thể sử dụng một số loại thuốc chống viêm không kê đơn, ví dụ như ibuprofen hay naproxen. Tuy nhiên, bệnh nhân cần chú ý liều lượng thuốc sử dụng, vì việc lạm dụng thuốc có thể gây hại thêm cho hệ tiêu hóa.
  • Sử dụng các loại thuốc làm tan sỏi bùn: Trong những trường hợp sỏi bùn trong túi mật ở mức độ nhẹ, bệnh nhân sẽ được kê đơn thuốc làm tan sỏi. Các loại thuốc này hoạt động bằng cách ức chế cholesterol cũng như giảm thiểu nồng độ cholesterol trong dịch mật. Các loại thuốc trị sỏi mật phổ biến gồm: Ursodiol, chenodiol,…
  • Hút sỏi bùn bằng nội soi ngược dòng: Nếu các loại thuốc không đem lại hiệu quả tích cực, các bác sĩ có thể tiến hành nội soi ngược dòng. Đây là thủ thuật xâm lấn không phẫu thuật với thiết bị là một ống nội soi dài và mảnh. Thông qua ống nội soi, sỏi sẽ được hút ra bên ngoài. Tuy nhiên, biện pháp này chỉ thích hợp với bệnh nhân không bị nhiễm trùng ống hoặc túi mật.
  • Cắt bỏ túi mật: Biện pháp này được áp dụng trong trường hợp túi mật bị sỏi bùn làm tổn thương hoàn toàn, không có khả năng hồi phục. Loại bỏ túi mật không ảnh hưởng đến cuộc sống sau này của bệnh nhân. 

Chế độ dinh dưỡng khuyến nghị

Trong quá trình điều trị, chế độ dinh dưỡng cũng chiếm vai trò rất quan trọng đến kết quả hồi phục của bệnh nhân. Theo các chuyên gia, bệnh nhân sỏi bùn túi mật nên xây dựng một chế độ dinh dưỡng như sau:

  • Thực phẩm cần bổ sung: Ngũ cốc nguyên cám (yến mạch, đại mạch, gạo lứt), khoai tây, chuối tiêu, ngô, các loại đậu, dầu oliu, rau xanh và trái cây tươi, thịt cá và ức gà, sữa không béo và sản phẩm từ sữa không béo.
  • Thực phẩm nên hạn chế: Các loại mỡ động vật, các loại đồ ăn chiên rán (pizza, khoai tây chiên, gà rán), đồ ăn cay nóng, các loại bánh ngọt và thức uống chứa cồn.
Chế độ dinh dưỡng rất quan trọng với người sỏi mật
Chế độ dinh dưỡng rất quan trọng với người sỏi mật

Phòng tránh sỏi bùn túi mật thế nào?

Để phòng tránh bị sỏi bùn túi mật tấn công, bạn nên xây dựng cho bản thân một lối sống lành mạnh và khoa học, cụ thể:

  • Tăng cường luyện tập thể thao: Vận động không chỉ giúp cơ thể trao đổi chất và lưu thông máu mà còn tiêu trừ mỡ thừa, giữ trọng lượng cơ thể ở mức ổn định. Bạn nên dành ít nhất 150 phút luyện tập thể dục thể thao một tuần và lựa chọn bộ môn phù hợp với sở thích cũng như sức khỏe.
  • Chú ý về chế độ ăn kiêng: Ăn kiêng tốt cho cơ thể nhưng nếu ăn kiêng khiến cơ thể giảm cân quá nhanh, bạn cần đặc biệt thận trọng. Bởi lẽ việc xuống cân quá độ có thể là nguy cơ gây ra chứng sỏi bùn trong mật. Để đảm bảo chế độ ăn kiêng có lợi cho sức khỏe, bạn nên sử dụng ngũ cốc nguyên hạt và bổ sung thêm nhiều thực phẩm giàu chất xơ.
  • Đi khám định kỳ: Như đã nói ở trên, sỏi bùn có thể không gây ra triệu chứng, vì vậy khó mà phát hiện và điều trị. Việc khám tổng quát cơ thể định kỳ không chỉ giúp đảm bảo sức khỏe mà còn giúp tránh được nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến gan và mật.

Sỏi bùn túi mật không phải một bệnh lý cụ thể nhưng nó lại là nguồn cơn của các vấn đề sức khỏe khác như sỏi túi mật và viêm nhiễm. Sỏi bùn có thể tự tiêu biến tuy nhiên cũng có thể phát triển và gây hại đến cơ thể. Chính vì vậy, lời khuyên cho mỗi người là nên chú ý đi thăm khám tại bệnh viện thường xuyên và xây dựng cho mình một lối sống lành mạnh, khoa học.

BÀI VIẾT HỮU ÍCH:

Array
Câu hỏi thường gặp
Sỏi Túi Mật Uống Thuốc Gì

Sỏi túi mật uống thuốc gì an toàn và mang lại hiệu quả cao nhất là điều mà nhiều người bệnh quan tâm. Thực tế, bệnh nhân có thể điều trị sỏi mật bằng nhiều loại thuốc khác nhau như thuốc Tây, mẹo dân gian hoặc các bài thuốc Đông y đều mang lại hiệu quả tích cực. Sỏi túi mật uống thuốc gì? 3 loại thuốc hiệu quả nhất Dùng thuốc điều trị sỏi túi mật là phương pháp sử dụng phổ biến nhất và mang lại hiệu quả cao nhất hiện nay. Có rất nhiều loại thuốc khiến...

Xem chi tiết
Bị Sỏi Mật Có Uống Được Sữa Đậu Nành

“Bị sỏi mật có uống được sữa đậu nành không” là băn khoăn của không ít bệnh nhân. Thực tế, các loại sữa có nguồn gốc từ thực vật như đậu nành thường là thức uống lành mạnh, giàu vitamin và khoáng chất tự nhiên tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng sữa đậu nành, bệnh nhân sỏi túi mật vẫn nên thận trọng để đảm bảo an toàn. Người bị sỏi mật có uống được sữa đậu nành? Theo các chuyên gia, nguyên nhân hình thành sỏi mật chủ yếu đến từ vấn đề thực...

Xem chi tiết
Sỏi Mật Có Nguy Hiểm Không

Sỏi mật có nguy hiểm không là một trong những câu hỏi nhận được không ít sự quan tâm. Tuy rằng tỷ lệ bệnh nhân sỏi mật diễn tiến nặng chỉ chiếm khoảng 20%, nhưng nếu không được điều trị kịp thời, bệnh lý này có thể gây không ít ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. Sỏi mật có nguy hiểm không? Tình trạng sỏi hình thành trong túi mật khá phổ biến. Theo nhiều thống kê y tế, người bị sỏi túi mật chiếm khoảng 20% số ca bệnh liên quan đến tiêu hóa - tiết niệu mỗi...

Xem chi tiết
Mổ Sỏi Túi Mật Ở Bệnh Viện Nào Tốt

Mổ sỏi túi mật ở bệnh viện nào tốt là thắc mắc thường gặp nhất trên các diễn đàn sức khỏe. Việc lựa chọn địa chỉ khám chữa bệnh uy tín không chỉ giúp người bệnh nhanh chóng hồi phục mà còn tránh được những nguy cơ sau phẫu thuật. Nếu bạn đọc cũng đang tìm hiểu về vấn đề này thì đừng bỏ lỡ các thông tin tổng hợp trong bài viết sau đây! [caption id="attachment_1481" align="aligncenter" width="768"] Mổ sỏi túi mật ở bệnh viện nào tốt là vấn đề nhiều bệnh nhân quan tâm[/caption] Mổ sỏi túi mật...

Xem chi tiết

Chia sẻ

Cách chữa
Thuốc chữa
Dinh dưỡng
Nội soi bàng quang: Đặc điểm, chi phí và quy trình thực hiện

Nội Soi Bàng Quang: Đặc Điểm, Chi Phí & Quy Trình Thực Hiện

Nội soi bàng quang là kỹ thuật hiện đại được sử dụng chủ yếu trong chẩn đoán và điều trị...
Sỏi túi mật 14mm: Những thông tin cơ bản người bệnh cần nắm rõ

Sỏi túi mật 14mm: Những thông tin cơ bản người bệnh cần nắm rõ

Sỏi túi mật 14mm, thậm chí 18mm đang dần trở nên phổ biến ở các bệnh nhân, bởi bệnh rất...
Kim tiền thảo trị sỏi mật có tốt không? 5+ cách dùng hiệu quả nhất

Kim Tiền Thảo Trị Sỏi Mật Có Tốt Không? 5 Cách Dùng Hiệu Quả

Kim tiền thảo trị sỏi mật là bài thuốc được lưu truyền trong dân gian từ lâu. Thậm chí, không...
Nhất Nam Tiêu Thạch Khang chữa dứt điểm sỏi mật không phẫu thuật

 Nhất Nam Tiêu Thạch Khang đặc trị sỏi mật và cơ chế tác động “kiềng...

Nhất Nam Tiêu Thạch Khang đặc trị sỏi mật là bài thuốc nổi tiếng trên thị trường hiện nay với...
Sỏi túi mật 6mm có cần mổ không? Phương pháp điều trị hiệu quả

Sỏi túi mật 6mm, 7mm, 10mm có cần mổ không? Phương pháp điều trị hiệu...

Sỏi túi mật 6mm, 7mm, 10mm là tình trạng ngày càng phổ biến, nhất là khi ngày nay con người...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top