Sỏi mật có nguy hiểm không? 5 biến chứng sỏi mật ít người biết

Sỏi mật có nguy hiểm không là một trong những câu hỏi nhận được không ít sự quan tâm. Tuy rằng tỷ lệ bệnh nhân sỏi mật diễn tiến nặng chỉ chiếm khoảng 20%, nhưng nếu không được điều trị kịp thời, bệnh lý này có thể gây không ít ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe.

Sỏi mật có nguy hiểm không?

Tình trạng sỏi hình thành trong túi mật khá phổ biến. Theo nhiều thống kê y tế, người bị sỏi túi mật chiếm khoảng 20% số ca bệnh liên quan đến tiêu hóa – tiết niệu mỗi năm. Bệnh có thể phát triển âm thầm trong một thời gian dài mà không gây ra bất kỳ dấu hiệu bất thường bên ngoài nào. Điều này khiến không ít người thắc mắc liệu sỏi mật có nguy hiểm không?

Theo các chuyên gia, phần lớn các trường hợp sỏi túi mật không gây ra các vấn đề nghiêm trọng đối với sức khỏe. Tuy nhiên, bệnh lý này có thể trở nên nguy hiểm nếu sỏi di chuyển đến ống dẫn mật và khiến dịch mật không thể thoát ra ngoài. Một số trường hợp khác sỏi di chuyển sâu và gây sỏi mật trong gan. Hầu hết các ca bệnh bị tắc ống dẫn mật sẽ dẫn đến nhiễm trùng, hay còn được gọi là viêm túi mật cấp tính.

Sỏi mật có nguy hiểm không? là vấn đề nhận được nhiều quan tâm
Sỏi mật có nguy hiểm không? là vấn đề nhận được nhiều quan tâm

Trong một số trường hợp hiếm hoi khác, sỏi mật còn có thể di chuyển đến ruột non và gây tắc nghẽn ở đó, khiến thức ăn không thể được tiêu hóa. Bệnh nhân lúc này có  khả năng gặp phải một số triệu chứng như đau bụng, buồn nôn và nôn mửa.

Qua các dẫn chứng nêu trên, câu hỏi “Sỏi mật có nguy hiểm không?” đã được giải đáp. Lời khuyên tốt nhất cho bạn là nên đi khám để được chẩn đoán cũng như điều trị kịp thời, tránh được nguy cơ các biến chứng xấu nguy hại đến sức khỏe.

Các biến chứng của bệnh sỏi mật

Một số ít người bị sỏi mật có thể gặp phải biến chứng nếu viên sỏi di chuyển đến các bộ phận xung quanh túi mật. Những biến chứng này gồm có:

Viêm túi mật dạng cấp tính

Đôi khi sỏi mật có nguy hiểm không còn tùy thuộc vào vị trí của sỏi. Nếu sỏi di chuyển từ túi mật đến ống dẫn mật, nó có thể khiến lượng dịch bên trong túi mật ngày càng gia tăng mà không thể đào thải ra ngoài. Chính điều này đã dẫn đến tình trạng túi mật bị nhiễm trùng và viêm sưng.

Các dấu hiệu điển hình của viêm túi mật dạng cấp tính thường bao gồm:

  • Các cơn đau bụng bên phải kéo dài dai dẳng trong nhiều giờ đồng hồ, cơn đau có thể lan rộng sang khu vực bả vai.
  • Thân nhiệt gia tăng, thường rơi vào khoảng 38 độ C.
  • Tim đập nhanh, tức ngực, khó thở.
  • Da vàng vọt, nước tiểu sẫm màu hơn.
Sỏi mật có nguy hiểm không? - Biến chứng viêm túi mật khá phổ biến
Sỏi mật có nguy hiểm không? – Biến chứng viêm túi mật khá phổ biến

Trong một số trường hợp túi mật bị nhiễm trùng nặng, hiện tượng áp xe có thể xảy ra. Nếu dịch mật khiến áp lực bên trong túi mật tăng cao, túi mật còn có khả năng bị rách, khiến dịch mật tràn ra ở bụng và dẫn đến viêm phúc mạc. Đây là một tình trạng y tế khẩn cấp, không điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong.

XEM THÊM:

Sỏi mật có nguy hiểm không? Tăng nguy cơ nhiễm trùng đường mật cấp tính

Khi sỏi mật di chuyển đến ống dẫn mật và gây tắc nghẽn, nó cũng có thể gây ra tình trạng nhiễm trùng đường mật dạng cấp tính. Người bệnh lúc này sẽ gặp phải các triệu chứng như:

  • Đau bụng trên, cơn đau có thể lan rộng lên phía trên vùng ngực.
  • Thân nhiệt gia tăng, đôi khi còn kèm theo cảm giác ớn lạnh.
  • Da vàng nhợt, cơ thể cảm thấy bủn rủn khó chịu, đầu óc mụ mị và mệt mỏi.

Viêm tuyến tụy dạng cấp tính

Tình trạng này có thể xảy ra khi viên sỏi từ túi mật di chuyển ra ngoài, chặn ống dẫn của tụy khiến tụy bị viêm nhiễm. Trong trường hợp này, bệnh nhân có thể gặp phải những dấu hiệu sau:

  • Các cơn đau có mức độ khác nhau, từ âm ỉ đến dữ dội, xảy ra ở khu vực nằm giữa lỗ rốn và xương ức. Mức độ khó chịu có thể gia tăng sau khi ăn no. cơn đau thường ảnh hưởng đến cả vùng lưng.
  • Cơ thể cảm thấy mệt mỏi, ăn không ngon, chán ăn.
  • Sốt, tiêu chảy kéo dài và vàng da.

Sỏi mật có nguy hiểm không? Có thể gây ung thư túi mật

Ung thư có thể xem là biến chứng hiếm gặp của sỏi mật nhưng lại có mức độ ảnh hưởng nghiêm trọng nhất. Theo nhiều báo cáo y học, số bệnh nhân bị ung thư túi mật chỉ chiếm khoảng 0,01% tổng số ca bệnh hàng năm. 

Ung thư túi mật là biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh sỏi mật
Ung thư túi mật là biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh sỏi mật

Thông thường, những bệnh nhân có người thân từng bị ung thư túi mật hoặc có hàm lượng canxi trong dịch mật bất thường thì tỷ lệ phát triển ung thư cao hơn. Ở giai đoạn đầu của ung thư mật, bệnh nhân có thể gặp phải các triệu chứng như đau bụng thường xuyên, sốt nhẹ và vàng da.

Tắc ruột do sỏi túi mật

Tắc nghẽn ruột do sỏi trong túi mật cũng là một biến chứng hiếm gặp nhưng nghiêm trọng. Tình trạng này xảy ra khi viên sỏi di chuyển từ lỗ rò ở túi mật vào bên trong đường ruột, khiến thức ăn không thể được tiêu hóa và hấp thu như bình thường.

Trong trường hợp bị tắc nghẽn ruột do sỏi mật, bệnh nhân thường có các triệu chứng sau:

  • Ổ bụng sưng phồng, ấn vào thấy cứng.
  • Sốt nhẹ, cơ thể cảm thấy mệt mỏi và thiếu năng lượng.
  • Đau bụng khó chịu và táo bón.

Chế độ dinh dưỡng lành mạnh

Thực phẩm đóng một vai trò rất quan trọng với những người bệnh sỏi túi mật. Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh cần được xây dựng dựa trên các yếu tố sau:

  • Tiêu thụ các chất béo lành mạnh: Tuy rằng cholesterol là nguyên nhân chính của sỏi túi mật, người bệnh cũng không nên cắt giảm hoàn toàn chất béo. Các bác sĩ khuyên bệnh nhân nên tiêu thụ chất béo không bão hòa có trong dầu oliu, dầu hạt cải và axit béo omega-3 có trong cá, hạt lanh, trái bơ chín,…
  • Ăn nhiều chất xơ hoà tan: Chế độ ăn giàu chất xơ từ rau xanh, trái cây và các loại hạt có thể giúp phòng ngừa biến chứng sỏi túi mật hiệu quả. Bệnh nhân nên tăng cường tiêu thụ ngũ cốc nguyên hạt, cải xoăn, cà rốt, đậu phộng, hạt óc chó, hạnh nhân, đậu nành,… đây đều là những thực phẩm tốt cho người sỏi mật.
  • Tránh xa đường và carbs: Các thực phẩm cung cấp nhiều carbs như bánh mì trắng, mì ống, đường tinh luyện,… có thể khiến tình trạng sỏi mật trở nên tồi tệ hơn. Bệnh nhân cũng nên kiêng ăn các loại đồ uống đóng hộp nhiều đường cũng như các loại bánh ngọt.
Người bệnh nên tăng cường bổ sung thêm nhiều thực phẩm giàu chất xơ
Người bệnh nên tăng cường bổ sung thêm nhiều thực phẩm giàu chất xơ

Luyện tập thể dục thể thao

Các hoạt động thể chất có thể giúp giảm nguy cơ tiến triển của sỏi mật cũng như ngăn ngừa sỏi mới hình thành. Các chuyên gia khuyến khích người bệnh nên dành ra ít nhất 4 giờ mỗi tuần, tương đương với 30 phút/ngày để luyện tập thể dục thể thao. Tùy vào tình trạng sức khỏe mà bệnh nhân có thể lựa chọn bộ môn phù hợp, ví dụ như chạy bộ, đạp xe, gyms, yoga, bơi lội,…

Theo dõi cân nặng thường xuyên

Biện pháp hiệu quả nhất trong việc phòng tránh biến chứng bệnh sỏi túi mật là kiểm soát cân nặng. Tuy nhiên, bệnh nhân cần lưu ý rằng việc giảm cân quá nhanh có thể gây ảnh hưởng xấu đến cả sức khỏe và tình trạng sỏi mật của bản thân. Lý do là vì chế độ ăn kiêng dưới 800 calo/ngày sẽ làm tăng hàm lượng cholesterol trong túi mật.

Vì vậy, các chuyên gia khuyến khích bệnh nhân giảm cân lành mạnh thông qua chế độ ăn nhiều rau xanh và tăng cường luyện tập thể thao. Đối với người bệnh thừa cân béo phì, chế độ giảm 1 đến 2 pounds mỗi tuần, kéo dài trong 6 tháng là lý tưởng nhất.

Uống thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ

Để ngăn ngừa sỏi mật tiến triển nặng, các bác sĩ có thể sẽ kê đơn một số loại thuốc điều trị, ví dụ như: Thuốc làm giảm cholesterol (statin, orlistat), thuốc làm giảm chất béo trung tính (gemfibrozil, fenofibrate),… Người bệnh cần dùng thuốc đúng theo chỉ định và phác đồ điều trị từ bác sĩ, tránh bỏ thuốc giữa chứng hoặc tự ý lạm dụng thuốc.

Hy vọng với những thông tin tổng hợp trên, bạn đọc đã phần nào giải đáp được những thắc mắc liên quan đến vấn đề “Bị sỏi mật có nguy hiểm không?”. Để phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm, bệnh nhân nên dành thời gian đi thăm khám định kỳ cũng như duy trì lối sống lành mạnh và khoa học.

THAM KHẢO BÀI VIẾT: Bị sỏi mật có uống được sữa đậu nành không? [BÁC SĨ GIẢI ĐÁP]

Array
Câu hỏi thường gặp
Sỏi Túi Mật Uống Thuốc Gì

Sỏi túi mật uống thuốc gì an toàn và mang lại hiệu quả cao nhất là điều mà nhiều người bệnh quan tâm. Thực tế, bệnh nhân có thể điều trị sỏi mật bằng nhiều loại thuốc khác nhau như thuốc Tây, mẹo dân gian hoặc các bài thuốc Đông y đều mang lại hiệu quả tích cực. Sỏi túi mật uống thuốc gì? 3 loại thuốc hiệu quả nhất Dùng thuốc điều trị sỏi túi mật là phương pháp sử dụng phổ biến nhất và mang lại hiệu quả cao nhất hiện nay. Có rất nhiều loại thuốc khiến...

Xem chi tiết
Bị Sỏi Mật Có Uống Được Sữa Đậu Nành

“Bị sỏi mật có uống được sữa đậu nành không” là băn khoăn của không ít bệnh nhân. Thực tế, các loại sữa có nguồn gốc từ thực vật như đậu nành thường là thức uống lành mạnh, giàu vitamin và khoáng chất tự nhiên tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng sữa đậu nành, bệnh nhân sỏi túi mật vẫn nên thận trọng để đảm bảo an toàn. Người bị sỏi mật có uống được sữa đậu nành? Theo các chuyên gia, nguyên nhân hình thành sỏi mật chủ yếu đến từ vấn đề thực...

Xem chi tiết
Mổ Sỏi Túi Mật Ở Bệnh Viện Nào Tốt

Mổ sỏi túi mật ở bệnh viện nào tốt là thắc mắc thường gặp nhất trên các diễn đàn sức khỏe. Việc lựa chọn địa chỉ khám chữa bệnh uy tín không chỉ giúp người bệnh nhanh chóng hồi phục mà còn tránh được những nguy cơ sau phẫu thuật. Nếu bạn đọc cũng đang tìm hiểu về vấn đề này thì đừng bỏ lỡ các thông tin tổng hợp trong bài viết sau đây! [caption id="attachment_1481" align="aligncenter" width="768"] Mổ sỏi túi mật ở bệnh viện nào tốt là vấn đề nhiều bệnh nhân quan tâm[/caption] Mổ sỏi túi mật...

Xem chi tiết

Chia sẻ

Cách chữa
Thuốc chữa
Bệnh nhân đến thăm khám và điều trị với bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh

[Hỏi – đáp] Người bệnh sỏi mật nói gì khi dùng Nhất Nam Tiêu Thạch...

Nhất Nam Tiêu Thạch Khang đặc trị sỏi mật là bài thuốc đang gây "xôn xao" trên nhiều diễn đàn...
Nội soi bàng quang: Đặc điểm, chi phí và quy trình thực hiện

Nội Soi Bàng Quang: Đặc Điểm, Chi Phí & Quy Trình Thực Hiện

Nội soi bàng quang là kỹ thuật hiện đại được sử dụng chủ yếu trong chẩn đoán và điều trị...
Sỏi túi mật 6mm có cần mổ không? Phương pháp điều trị hiệu quả

Sỏi túi mật 6mm, 7mm, 10mm có cần mổ không? Phương pháp điều trị hiệu...

Sỏi túi mật 6mm, 7mm, 10mm là tình trạng ngày càng phổ biến, nhất là khi ngày nay con người...
Kim tiền thảo trị sỏi mật có tốt không? 5+ cách dùng hiệu quả nhất

Kim Tiền Thảo Trị Sỏi Mật Có Tốt Không? 5 Cách Dùng Hiệu Quả

Kim tiền thảo trị sỏi mật là bài thuốc được lưu truyền trong dân gian từ lâu. Thậm chí, không...
Nhất Nam Tiêu Thạch Khang chữa dứt điểm sỏi mật không phẫu thuật

 Nhất Nam Tiêu Thạch Khang đặc trị sỏi mật và cơ chế tác động “kiềng...

Nhất Nam Tiêu Thạch Khang đặc trị sỏi mật là bài thuốc nổi tiếng trên thị trường hiện nay với...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top