Cắt Túi Mật Nội Soi: Quy Trình Và Chăm Sóc Sau Phẫu Thuật
Cắt túi mật nội soi thường được chỉ định trong những trường hợp bệnh đã diễn biến nặng, số lượng sỏi chiếm ⅔ thể tích túi mật. Mặc dù đây là phẫu thuật ít xảy ra biến chứng nhưng cần được thực hiện tại bệnh viện uy tín. Đồng thời, bệnh nhân cũng phải được chăm sóc hậu phẫu chu đáo để sức khỏe nhanh hồi phục.
Cắt túi mật nội soi là gì? Được chỉ định khi nào?
Cắt túi mật nội soi là phương pháp phẫu thuật nhằm cắt bỏ túi mật bằng việc sử dụng các dụng cụ, máy móc hiện đại, ít gây đau đớn cho bệnh nhân bị sỏi mật. Theo các chuyên gia, đây là phẫu thuật hầu như không gây biến chứng nguy hiểm nhưng bệnh nhân vẫn cần được chăm sóc và theo dõi sức khỏe để nhanh chóng phục hồi.
Bệnh nhân sẽ được chỉ định cắt túi mật trong trường hợp sỏi đã chiếm hơn ⅔ diện tích túi mật. Trong một số trường hợp khác, dù số lượng sỏi ít nhưng chúng đã gây viêm nhiễm, túi mật vôi hóa, không còn khả năng cô đặc dịch mật…. thì cũng được yêu cầu cắt bỏ túi mật.
Mặc dù cắt bỏ túi mật là biện pháp duy nhất giúp loại bỏ triệu chứng của bệnh nhưng nếu sỏi mật chưa gây ra triệu chứng hoặc biến chứng thì nên cân nhắc trước khi thực hiện. Bởi sau phẫu thuật, đường tiêu hóa của người bệnh có thể bị hạn chế chức năng hoạt động nhưng không quá nghiêm trọng. Để quyết định có mổ cắt túi mật hay không, tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ.
Ưu/nhược điểm của kỹ thuật cắt túi mật nội soi
Cho đến nay, cắt túi mật được xem là biện pháp duy nhất giúp điều trị triệt để sỏi túi mật. Bên cạnh biện pháp mổ hở và mổ nội soi sỏi mật, cắt túi mật nội soi được xem là biện pháp có nhiều ưu điểm, giảm bớt đau đớn cho bệnh nhân, quá trình hồi phục nhanh chóng.
Kỹ thuật cắt túi mật nội soi mang lại những ưu điểm sau:
- Bệnh nhân chỉ cần rạch 4 vết nhỏ trên ổ bụng thay vì 1 vết rạch dài như phương pháp mổ hở.
- Các cơn đau hậu phẫu được hạn chế, giảm bớt những tổn hao sức khỏe cho bệnh nhân sau phẫu thuật. Nhờ vậy mà thời gian phục hồi của bệnh nhân nhanh hơn.
- Bệnh nhân có thể xuất viện ngay hoặc ra viện sau 1-2 ngày theo dõi, không cần phải nằm viện dài ngày.
- Ít gây ra các biến chứng, viêm nhiễm so với phương pháp mổ hở.
Tuy nhiên, phương pháp cắt túi mật nội soi cũng còn tồn tại một số hạn chế sau:
- Chi phí cao, đòi hỏi hệ thống trang thiết bị hiện đại và người thực hiện là chuyên viên giỏi. Do vậy, không phải bệnh viện, cơ sở y tế nào cũng đủ điều kiện thực hiện phẫu thuật này.
- Khi xảy ra chảy máu trong, nhất là từ các mạch máu lớn khó xử lý.
- Không khả quan với những bệnh nhân từng phẫu thuật vùng bụng, phẫu thuật phổi hoặc mắc bệnh tim.
MỜI BẠN THAM KHẢO THÊM:
Cắt túi mật có sao không? Các biến chứng có thể xảy ra
Theo các bác sĩ, phẫu thuật cắt túi mật nội soi rất ít xảy ra tai biến, hầu như không nguy hiểm và cũng không làm giảm tuổi thọ người bệnh. Có thể, trong vài tuần sau mổ bệnh nhân sẽ cảm thấy đau hạ sườn phải. Tuy nhiên đây là những triệu chứng hết sức bình thường và sẽ dần biến mất theo thời gian.
Sau phẫu thuật cắt bỏ túi mật, gan sẽ đảm nhận chức năng tiết dịch mật để đảm bảo cơ thể vẫn có thể tiêu hóa và hấp thụ chất béo. Lúc này, dịch mật di chuyển trực tiếp từ gan tới tá tràng nên có thể người bệnh sẽ cảm thấy chán ăn, cảm giác căng tức bụng do chậm tiêu,… Những biểu hiện này sẽ dần được cải thiện sau thời gian ngắn.
Bên cạnh những dấu hiệu của rối loạn tiêu hóa kể trên, bệnh nhân mổ cắt túi mật nội soi cũng có thể gặp phải một số biến chứng sau:
- Nhiễm trùng tại vị trí vết rạch: Mặc dù tỷ lệ bệnh nhân bị nhiễm trùng không cao nhưng nếu không may xảy ra, viêm nhiễm có thể lây lan sang các cơ quan khác và gây ảnh hưởng lớn cho sức khỏe.
- Sốt dai dẳng 39 độ: Thường kèm theo viêm nhiễm, khiến bệnh nhân mệt mỏi.
- Viêm phổi: Biến chứng này ít xảy ra nhưng cũng có thể “làm phiền” bệnh nhân.
- Ruột non, ống dẫn mật bị tổn thương do dụng cụ nội soi: Rất ít xảy ra, chỉ gặp phải khi bác sĩ có kỹ thuật kém, dụng cụ nội soi chưa được khử trùng trước khi phẫu thuật.
- Vết mổ chảy máu, dịch mật rò rỉ vào phúc mạc: Thường xảy ra khi bệnh nhân không kiêng khem, vận động mạnh sau phẫu thuật.
- Nôn và buồn nôn: Triệu chứng này có thể kèm theo một số biểu hiện liên quan đến rối loạn tiêu hóa nhưng sẽ dần biến mất sau một khoảng thời gian.
Chi phí mổ cắt túi mật nội soi là bao nhiêu?
Tại Việt Nam, kỹ thuật mổ túi mật nội soi đã được áp dụng tại nhiều bệnh viện lớn như Bạch Mai, Quân đội 108, Việt Đức,… Chi phí cho mỗi ca phẫu thuật có thể dao động từ 10.000.000 – 15.000.000 VNĐ. Chi phí này có thể bao gồm các khoản sau:
- Phí khám bệnh ban đầu (thường dao động từ 120.000-300.000đ).
- Chi phí xét nghiệm máu, chụp chiếu, siêu âm trước phẫu thuật.
- Chi phí giường bệnh.
- Chi phí thuốc men khi nằm viện.
- Các khoản phí dịch vụ, dụng cụ y tế,…
Lưu ý: Giá tiền cắt túi mật nội soi thường không cố định, mỗi trường hợp bệnh nhân sẽ có mức phí khác nhau. Để xác định được chi phí chính xác, người bị sỏi bùn trong túi mật nên đến bệnh viện hoặc trao đổi cụ thể với bác sĩ. Riêng những bệnh nhân có bảo hiểm y tế thì mức phí có thể sẽ ít hơn đôi chút.
Quy trình cắt túi mật nội soi diễn ra như thế nào?
Nội soi cắt túi mật là kỹ thuật được đánh giá cao về mức độ an toàn và hiệu quả. Quy trình cắt túi mật nội soi được thực hiện theo đúng yêu cầu của Bộ Y tế, đảm bảo những yêu cầu nghiêm ngặt về độ an toàn, vô trùng để hạn chế tối đa các biến chứng.
Phương pháp điều trị này được chia thành 3 giai đoạn gồm trước, trong và sau phẫu thuật. Cụ thể như dưới đây:
Trước phẫu thuật
Đây là giai đoạn quan trọng, bệnh nhân cần chuẩn bị tốt về sức khỏe, thực hiện theo yêu cầu của bác sĩ để ca phẫu thuật diễn ra hiệu quả. Trước khi tiến hành nội soi, bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân thực hiện một số việc sau:
- Các xét nghiệm: Xét nghiệm công thức máu, siêu âm, nội soi mật tụy ngược dòng, chụp X-Quang,… Những xét nghiệm này giúp bác sĩ kiểm tra sơ bộ sức khỏe, xác định chính xác vị trí, kích cỡ sỏi trong túi mật, tình trạng túi mật để phục vụ cho phẫu thuật.
- Nhịn ăn: Bệnh nhân không được ăn và phải đảm bảo dạ dày trống. Nếu không thể nhịn đói, người bệnh cũng có thể bổ sung dinh dưỡng bằng đường uống trước khi mổ 1-2 ngày.
- Vệ sinh cơ thể: Người bệnh cần tắm rửa sạch sẽ trước khi phẫu thuật, đảm bảo vô trùng cho vết mổ, tránh viêm nhiễm.
- Ngừng dùng thuốc chống đông máu: Trước khi phẫu thuật 1-2 tuần, bệnh nhân cần ngừng sử dụng aspirin, vitamin E, thuốc chống viêm hoặc một số sản phẩm có tác dụng làm máu khó đông như đông trùng hạ thảo. Trong trường hợp đang sử dụng cần thông báo với bác sĩ.
- Bỏ thuốc: Thuốc lá không chỉ gây hại cho phổi, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe mà còn tác động tới khả năng phục hồi sau phẫu thuật. Do vậy, việc bỏ thuốc lá là vô cùng cần thiết.
Các bước cắt túi mật nội soi
Quy trình cắt túi mật nội soi bao gồm các bước cơ bản sau:
- Bước 1: Gây mê toàn thân bệnh nhân, đảm bảo không gây đau đớn trong suốt quá trình phẫu thuật.
- Bước 2: Rạch 3-4 vết nhỏ trên bụng bệnh nhân, bao gồm 1 vết rộng 2-3cm gần rốn và 2-3 vết còn lại ở bụng phải (các vết rạch chỉ đủ để đưa dụng cụ vào ổ bụng). Các vết rạch này chỉ đủ để luồn ống thông qua, không quá to và gần như không gây chảy máu.
- Bước 3: Bác sĩ dùng một ống thông nhỏ, một đầu có gắn camera đầu còn lại kết nối với màn hình lớn bên ngoài đưa vào ổ bụng bệnh nhân qua vết rạch.
- Bước 4: Quan sát hình ảnh ổ bụng được phóng đại qua màn hình bên ngoài, điều khiển các thiết bị và tiến hành cắt bỏ túi mật.
- Bước 5: Rút ống thông khỏi ổ bụng. Sau đó sát trùng và khâu các vết rạch bằng chỉ tự tiêu (thường là 1-2 vết khâu) rồi băng lại băng băng phẫu thuật.
- Bước 6: Di chuyển bệnh nhân về phòng hồi sức theo dõi sức khỏe sau phẫu thuật. Tại phòng hồi sức, bệnh nhân sẽ được dùng thuốc, kiểm tra nhiệt độ và các phản ứng của cơ thể thường xuyên.
Trong trường hợp bệnh nhân có sỏi trong đường mật, ống mật chủ bác sĩ có thể chỉ định thêm một số biện pháp khác để lấy sỏi ra. Trong trường hợp không thể tiếp cận túi mật và sỏi đường mật bằng nội soi, hình thức mổ hở có thể được chỉ định ngay lập tức.
Sau phẫu thuật
Sau khi cắt túi mật nội soi, bệnh nhân có thể bị đau vùng bụng, nôn và buồn nôn. Do vậy, sau khi mổ, bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân nghỉ ngơi để cơ thể bình phục hoàn toàn.
Trong 1-2 ngày sau mổ, bệnh nhân sẽ được chỉ định nằm viện theo dõi và uống một số loại thuốc kháng viêm. Nếu xuất hiện các triệu chứng như sốt nhẹ, bụng đau dữ dội, nôn mửa liên tục, miệng vết mổ xuất hiện mủ,… người bệnh sẽ được kiểm tra sức khỏe nhằm phát hiện những dấu hiệu bất thường.
Chế độ ăn uống sau khi cắt túi mật nội soi
Sau khi cắt bỏ túi mật, chức năng tiêu hóa của bệnh nhân có thể sẽ có chút rối loạn và gây ra đầy bụng, khó tiêu khi dung nạp thức ăn nhiều dầu mỡ. Do vậy, người cắt túi mật cần giảm lượng chất béo, chất đạm, đồng thời thực hiện chế độ ăn uống như sau:
- Trong 3 ngày đầu sau mổ: Ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu, các loại nước ép từ trái cây và chút rau xanh. Trong giai đoạn này, nên ăn thành nhiều bữa (khoảng 5-6 bữa/ngày) để gan tiết đủ dịch mật phục vụ cho tiêu hóa thức ăn.
- Trong 1-2 tuần tiếp theo: Mặc dù sức khỏe đã cải thiện nhưng chức năng tiêu hóa của người bệnh vẫn còn yếu nên cần duy trì những món dễ tiêu như súp, trái cây, cá,… Nếu bị táo bón bệnh nhân có thể ăn 1-2 quả chuối mỗi ngày.
- Tuần thứ 3 sau mổ: Dần dần thay đổi thực đơn và cách chế biến các món ăn. Bệnh nhân có thể ăn món ăn đặc và ưu tiên những thực phẩm nhiều chất xơ như ngũ cốc, trái cây. Nên tận dụng nguồn chất béo có lợi từ các loại hạt, bơ, cá hồi. Đồng thời hạn chế các món có thịt bò, thịt lợn.
Chế độ ăn uống sau khi cắt túi mật rất quan trọng, nó ảnh hưởng lớn tới khả năng phục hồi sức khỏe của bệnh nhân. Do vậy, hậu phẫu người bệnh cần chủ động bỏ rượu bia, thuốc lá, các chất kích thích nói chung. Các món ăn chiên xào, chứa nhiều gia vị cay nóng cũng không được khuyến khích.
Một số lưu ý khi cắt túi mật nội soi
Mổ cắt túi mật nội soi là cách trị sỏi mật ngoại khoa không quá phức tạp, ít gây nguy hiểm cho bệnh nhân. Nếu sức khỏe bình thường, bệnh nhân có thể được xuất viện sau 1-2 ngày để tự điều trị và theo dõi tại nhà.
Theo các bác sĩ, thời gian để bệnh nhân hồi phục hoàn toàn sau phẫu thuật còn tùy thuộc vào cơ địa cũng như chế độ chăm sóc. Thông thường, sức khỏe của người bệnh sẽ gần như trở lại bình thường chỉ sau vài ngày tới một tuần sau cắt túi mật.
Để sức khỏe nhanh chóng phục hồi, tránh những tổn thương và viêm nhiễm, bệnh nhân nên lưu ý một số điều sau:
- Sử dụng thuốc kháng sinh, chống viêm do bác sĩ kê đơn để ngăn chặn viêm nhiễm ở vết mổ. Không tự ý mua thuốc, thay đổi thuốc và tăng/giảm liều lượng để tránh gặp phải các biến chứng, tác dụng phụ khi dùng thuốc sai cách.
- Luôn vệ sinh cơ thể sau phẫu thuật sạch sẽ đúng cách để tránh gây viêm nhiễm các vết rạch. Mặc dù vết rạch cắt túi mật nội soi tương đối nhỏ nhưng vẫn có thể bị nhiễm trùng nếu người bệnh chủ quan, không vệ sinh sạch sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập.
- Luôn duy trì tâm lý thoải mái, tinh thần lạc quan sau phẫu thuật. Điều này giúp cơ thể bệnh nhân luôn tràn đầy năng lượng và ở trạng thái sảng khoái nhất, giúp quá trình phục hồi bệnh nhanh hơn. Bệnh nhân có thể nghe nhạc, đọc sách báo, xem phim,… để cải thiện tinh thần sau cắt túi mật nội soi.
- Thực hiện chế độ ăn uống khoa học, ưu tiên những món ăn mềm, giàu chất xơ và dễ tiêu hóa. Hạn chế những món ăn quá nhiều dầu mỡ, chất béo có hại để không làm quá tải chức năng tiết dịch của gan.
- Đảm bảo uống đủ nước để cơ thể tăng cường đào thải độc tố, sức khỏe nhanh chóng cải thiện.
- Chỉ nên đi bộ nhẹ nhàng, hít thở không khí vào buổi sáng. Hạn chế vận động mạnh và bê vác đồ nặng trong ít nhất 1-2 tháng sau mổ.
- Chủ động theo dõi sức khỏe, nếu phát hiện ra những bất thường ở vết mổ hoặc bị sốt dai dẳng, các triệu chứng rối loạn tiêu hóa không thuyên giảm thì nên quay lại bệnh viện để thăm khám.
- Sau phẫu thuật, ít nhiều sức khỏe của người bệnh sẽ giảm sút. Do vậy, ngay cả khi thể trạng đã hồi phục hoàn toàn, bệnh nhân vẫn cần thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm những bất thường. Từ đó có biện pháp can thiệp phù hợp (nếu có bệnh) để bảo vệ sức khỏe.
Cắt túi mật nội soi là phẫu thuật được chỉ định trong những trường hợp bệnh diễn biến nặng. Tuy ít gây đau đớn và biến chứng nhưng đây cũng là can thiệp ngoại khoa quan trọng, cần được thực hiện với quy trình nghiêm ngặt. Để bảo vệ sức khỏe, nâng cao hiệu quả phẫu thuật, bệnh nhân cần lựa chọn cơ sở uy tín, đáp ứng đủ yêu cầu về trang thiết bị.
NỘI DUNG HỮU ÍCH: Kim tiền thảo trị sỏi mật có tốt không? 5+ cách dùng hiệu quả nhất
Array
Sỏi túi mật uống thuốc gì an toàn và mang lại hiệu quả cao nhất là điều mà nhiều người bệnh quan tâm. Thực tế, bệnh nhân có thể điều trị sỏi mật bằng nhiều loại thuốc khác nhau như thuốc Tây, mẹo dân gian hoặc các bài thuốc Đông y đều mang lại hiệu quả tích cực. Sỏi túi mật uống thuốc gì? 3 loại thuốc hiệu quả nhất Dùng thuốc điều trị sỏi túi mật là phương pháp sử dụng phổ biến nhất và mang lại hiệu quả cao nhất hiện nay. Có rất nhiều loại thuốc khiến...
Xem chi tiết“Bị sỏi mật có uống được sữa đậu nành không” là băn khoăn của không ít bệnh nhân. Thực tế, các loại sữa có nguồn gốc từ thực vật như đậu nành thường là thức uống lành mạnh, giàu vitamin và khoáng chất tự nhiên tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng sữa đậu nành, bệnh nhân sỏi túi mật vẫn nên thận trọng để đảm bảo an toàn. Người bị sỏi mật có uống được sữa đậu nành? Theo các chuyên gia, nguyên nhân hình thành sỏi mật chủ yếu đến từ vấn đề thực...
Xem chi tiếtSỏi mật có nguy hiểm không là một trong những câu hỏi nhận được không ít sự quan tâm. Tuy rằng tỷ lệ bệnh nhân sỏi mật diễn tiến nặng chỉ chiếm khoảng 20%, nhưng nếu không được điều trị kịp thời, bệnh lý này có thể gây không ít ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. Sỏi mật có nguy hiểm không? Tình trạng sỏi hình thành trong túi mật khá phổ biến. Theo nhiều thống kê y tế, người bị sỏi túi mật chiếm khoảng 20% số ca bệnh liên quan đến tiêu hóa - tiết niệu mỗi...
Xem chi tiếtMổ sỏi túi mật ở bệnh viện nào tốt là thắc mắc thường gặp nhất trên các diễn đàn sức khỏe. Việc lựa chọn địa chỉ khám chữa bệnh uy tín không chỉ giúp người bệnh nhanh chóng hồi phục mà còn tránh được những nguy cơ sau phẫu thuật. Nếu bạn đọc cũng đang tìm hiểu về vấn đề này thì đừng bỏ lỡ các thông tin tổng hợp trong bài viết sau đây! [caption id="attachment_1481" align="aligncenter" width="768"] Mổ sỏi túi mật ở bệnh viện nào tốt là vấn đề nhiều bệnh nhân quan tâm[/caption] Mổ sỏi túi mật...
Xem chi tiết
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!