Top 4 loại thuốc sinh học điều trị viêm khớp dạng thấp hiệu quả nhất
Thuốc sinh học điều trị viêm khớp dạng thấp là các loại thuốc được sử dụng dưới dạng tiêm hoặc truyền trực tiếp vào tĩnh mạch. Cơ chế hoạt động của thuốc là ngăn cản các tế bào miễn dịch bị rối loạn tấn công mô khớp. Tuy nhiên, thuốc sinh học chỉ được khuyến cáo dùng cho các trường hợp người bệnh sử dụng các loại thuốc thông thường nhưng không có tác dụng.
Top 4 thuốc sinh học điều trị viêm khớp dạng thấp
Trong điều trị viêm khớp dạng thấp, thuốc sinh học được sử dụng dưới dạng tiêm hoặc truyền trực tiếp nên có tác dụng nhanh hơn thuốc uống. Người bệnh cần sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, tuyệt đối không được tùy ý sử dụng. Dưới đây là danh sách 4 loại thuốc sinh học trong điều trị viêm khớp dạng thấp thường được bác sĩ kê đơn.
1. Thuốc sinh học điều trị viêm khớp dạng thấp Abatacept
Thuốc sinh học điều trị viêm khớp dạng thấp Abatacept là một protein dung hợp sản xuất bằng công nghệ DNA thường được sử dụng phối hợp với methotrexat. Thuốc được bào chế dạng dung dịch, đóng gói trong bơm tiêm, có màu trong suốt.
- Thành phần: Abatacept.
- Công dụng: Abatacept tác động làm bất hoạt các bạch cầu đa nhân trung tính gây viêm ổ khớp. Nhờ đó cải thiện nhanh chóng tình trạng đau nhức và làm chậm quá trình phát triển của bệnh.
- Liều dùng: Người có cân nặng dưới 60kg dùng 500mg/ngày, người trên 60kg dùng 750mg/ngày, người trên 100kg dùng 1000mg/ngày.
- Tác dụng phụ: Đau đầu, nhiễm trùng hô hấp, buồn nôn.
- Đối tượng chống chỉ định: Người quá mẫn cảm với thành phần của Abatacept. Phụ nữ có thai, đang cho con bú, trẻ em, người trên 65 tuổi cần thận trọng.
2. Rituximab
Thuốc Rituximab tham gia vào quá trình phá hủy các lympho B gây rối loạn hoạt động miễn dịch của cơ thể. Sản phẩm thường được chỉ định cho các bệnh nhân bị bạch cầu mạn dòng lympho, thải ghép, bệnh tự miễn như viêm khớp dạng thấp.
- Thành phần: Rituximab.
- Công dụng: Khoanh vùng tổn thương, điều trị tại chỗ và loại bỏ các tế bào miễn dịch hoạt động rối loạn.
- Liều dùng: Pha loãng Rituximab trước khi sử dụng, dùng theo liều kê đơn của bác sĩ.
- Tác dụng phụ: Tăng huyết áp, nổi mẩn ngứa toàn thân, phù mạch. Một số trường hợp có thể bị sốt, buồn nôn, ỉa chảy…
- Đối tượng chống chỉ định: Không dùng thuốc Rituximab cho người bị nhiễm khuẩn, nấm, virus dạng nặng. Ngoài ra, cần thận trọng khi dùng điều trị cho phụ nữ có thai hoặc cho con bú.
3. Anakinra
Thuốc sinh học Anakinra được sử dụng cho cả trường hợp người bị viêm khớp cấp tính và mãn tính. Đây là một dạng protein nhân tạo đóng gói ở dạng bơm tiêm sẵn, tiện lợi khi sử dụng.
- Thành phần: Anakinra.
- Công dụng: Cản trở quá trình hình thành ức chế hoạt động của interleukin 1, đây là tác nhân gây ra các phản ứng viêm ở các khớp dẫn đến viêm khớp dạng thấp.
- Liều dùng: Liều khởi đầu sử dụng 1 – 2mg/kg tiêm trực tiếp dưới da, tối đa mỗi ngày chỉ được sử dụng 8mg/kg.
- Tác dụng phụ: Khi sử dụng Anakinra người dùng có thể gặp phải một số triệu chứng như khó thở, ho, đau họng, sốt, cơ thể mệt mỏi.
- Đối tượng chống chỉ định: Thận trọng khi sử dụng thuốc sinh học điều trị viêm khớp dạng thấp Anakinra cho phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú, người già, trẻ em.
4. Golimumab
Thêm một loại thuốc chữa viêm khớp dạng thấp khác được các bác sĩ sử dụng là Golimumab. Đây là thuốc điều trị miễn dịch bằng cách ức chế anti-cytokine therapy nhờ đó làm giảm các triệu chứng sưng đau, ngăn cản quá trình phát triển của bệnh. Golimumab thường được sử dụng để điều trị viêm khớp vảy nến, viêm cột sống dính khớp, viêm khớp dạng thấp.
- Thành phần: Golimumab.
- Công dụng: Làm giảm sưng đau, giảm phản ứng viêm cấp tính.
- Liều dùng: 50mg/lần/tháng cho cùng 1 ngày tiêm trong tháng.
- Tác dụng phụ: Nhiễm trùng đường hô hấp, phản ứng tại vị trí viêm.
- Đối tượng chống chỉ định: Người bị bệnh lao, nhiễm khuẩn huyết, suy tim nặng.
Một số lưu ý khi sử dụng thuốc sinh học chữa viêm khớp dạng thấp
Hiệu quả của thuốc sinh học trị viêm khớp còn tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng cụ thể của từng bệnh nhân.
Bên cạnh đó, để đảm bảo an toàn và nâng cao hiệu quả điều trị, trong quá trình sử dụng người bệnh cần lưu ý:
- Các loại thuốc sinh học sẽ được sử dụng kết hợp trong quá trình điều trị, người bệnh tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc.
- Thuốc sinh học có tác dụng chậm, người bệnh cần duy trì liều sử dụng trong vòng 3 – 6 tháng. Trường hợp bệnh không có dấu hiệu thuyên giảm có thể đổi sang loại thuốc khác hoặc dạng kết hợp khác. Khi chuyển thuốc cần tham khảo ý kiến bác sĩ tư vấn chuyên môn.
- Cân bằng chế độ dinh dưỡng đồng thời xây dựng thói quen sinh hoạt khoa học. Bổ sung các thực phẩm có lợi cho xương khớp, tránh sử dụng các món ăn gây kích ứng viêm.
- Trong quá trình điều trị bằng thuốc sinh học, nếu có biểu hiện bất thường mọi người cần báo ngay cho bác sĩ chủ trị để có phương án xử lý kịp thời.
Trên đây là top 4 loại thuốc sinh học điều trị viêm khớp dạng thấp thường được sử dụng trong phác đồ điều trị. Khi sử dụng mọi người cần đặc biệt lưu ý đến liều lượng, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa, tránh dùng thuốc cho các đối tượng chống chỉ định để đảm bảo an toàn.
ArrayChữa viêm khớp cùng chậu ở đâu hiệu quả nhất là một trong những vấn đề khiến không ít người bệnh băn khoăn. Hiện nay, tại Việt Nam có rất nhiều cơ sở y tế từ công lập đến tư nhân đảm bảo đầy đủ trang thiết bị cũng như đội ngũ bác sĩ chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm. Bạn đọc hãy cùng với bài viết sau đây khám phá top 7 địa chỉ uy tín, chất lượng hiện nay nhé! Chữa viêm khớp cùng chậu ở đâu Hà Nội? Viêm khớp cùng chậu là tình trạng viêm đau tại...
Xem chi tiếtViêm khớp phản ứng có hết không là mối lo của rất nhiều người bệnh. Viêm khớp phản ứng là bệnh lý về xương khớp xuất hiện sau khi nhiễm khuẩn và có khả năng tái phát. Bệnh lý này có hết hay không phụ thuộc vào thể trạng cũng như yếu tố di truyền của người bệnh. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn giải đáp rõ thông tin này. Bệnh viêm khớp phản ứng có hết không? Viêm khớp phản ứng là bệnh viêm khớp thứ phát, xuất hiện sau khi bị nhiễm khuẩn ở những vị trí...
Xem chi tiếtĐau khớp là bệnh lý phổ biến thường gặp có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Bệnh lý này có thể khiến bệnh nhân suy giảm hoặc mất khả năng vận động hoàn toàn. Một trong những thắc mắc được rất nhiều người bệnh quan tâm là đau khớp có nên tập thể dục không. Bài viết sau sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc về luyện tập thể dục cho người bị đau xương khớp ở trên. Người bị đau khớp có nên tập thể dục hay không? Đau khớp là tình trạng sụn khớp ở vị trí...
Xem chi tiếtĐau khớp háng có nên đi bộ không là một trong những vấn đề gây tranh cãi trong thời gian gần đây. Trên thực tế, đây là bộ môn thể thao phù hợp với những người bị đau nhức xương khớp tuy nhiên bệnh nhân phải nắm rõ được kỹ thuật cũng như thật cẩn trọng trong quá trình luyện tập. Người bị đau khớp háng có nên đi bộ không? Khớp háng là một trong những khớp xương lớn nhất trên cơ thể con người, chính vì vậy mà nó thường dễ dàng gặp nhiều vấn đề như đau...
Xem chi tiếtViệc mắc bệnh lý về xương khớp khiến nhiều người e ngại, cân nhắc khi thực hiện các hoạt động thể thao. Cũng chính bởi điều này khiến viêm khớp gối có nên đi bộ không trở thành một trong những thắc mắc của nhiều người. Vậy, đáp án của vấn đề này là gì và có cách đi bộ phù hợp cho người mắc viêm khớp gối hay không? [caption id="attachment_5431" align="aligncenter" width="768"] Viêm khớp gối có nên đi bộ không là thắc mắc của rất nhiều người[/caption] Viêm khớp gối có nên đi bộ không? Khi mắc bệnh...
Xem chi tiết
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!