Nội Soi Bàng Quang: Đặc Điểm, Chi Phí & Quy Trình Thực Hiện

Nội soi bàng quang là kỹ thuật hiện đại được sử dụng chủ yếu trong chẩn đoán và điều trị các bệnh về đường tiết niệu. Phương pháp này giúp kiểm tra, đánh giá tình trạng bệnh lý, nguyên nhân gây bệnh tại bàng quang và hệ tiết niệu nói chung. Đây là cơ sở quan trọng để bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị kịp thời, tránh để bệnh tiến triển nặng hơn.

Nội soi bàng quang là gì?

Nội soi bàng quang là phương pháp kiểm tra đường tiểu dưới (niệu đạo, bàng quang) bằng việc sử dụng máy nội soi. Kỹ thuật này sử dụng một ống nhỏ, đầu có gắn camera để đưa vào bàng quang thông qua lỗ niệu đạo. Bác sĩ có thể quan sát hình ảnh trong bàng quang và đường tiết niệu bằng cách nhìn trực tiếp vào ống nội soi hoặc màn hình phóng đại hình ảnh bên ngoài.

Nội soi bàng quang được dùng trong chẩn đoán và điều trị bệnh lý
Nội soi bàng quang được dùng trong chẩn đoán và điều trị bệnh lý

Trong các trường hợp bệnh nhân bị bệnh ở bàng quang, việc nội soi có thể được thực hiện nhằm đánh tan sỏi, loại bỏ các mô đang phát triển. Điều này đem lại hiệu quả điều trị cao, bệnh nhân không cần phải thực hiện những phẫu thuật phức tạp khác.

Thông thường, thời gian thực hiện kỹ thuật này chỉ mất khoảng 10-15 phút nhưng đôi khi có thể kéo dài hơn tùy thuộc vào cơ địa, tình trạng bệnh lý của mỗi người nhưng không quá vài giờ. Do vậy, đa số các bệnh nhân có thể về nhà nghỉ ngơi ngay sau khi hoàn tất quy trình nội soi.

Có mấy loại nội soi bàng quang?

Kỹ thuật nội soi bàng quang sử dụng máy chuyên dụng để chẩn đoán hình ảnh và điều trị bệnh tại bàng quang như triệu chứng sỏi bàng quang, bàng quang tăng hoạt, viêm bàn quang… Thủ thuật y khoa này có thể sử dụng ống nội soi mềm hoặc ống nội soi cứng.

Nội soi bằng ống mềm

Ống mềm nội soi là một ống nhỏ có kích thước bằng khoảng chiếc bút chì, được cấu tạo từ những bó sợi quang học. Do đầu ống tương đối mềm nên khi đưa vào niệu đạo và bàng quang có thể uốn cong, dễ dàng di chuyển theo đường cong của niệu đạo. Chính vì những đặc điểm này mà ống mềm được các kỹ thuật viên nội soi sử dụng phổ biến hơn.

  • Ưu điểm: Giúp bác sĩ dễ dàng quan sát mặt trong của bàng quang. Đồng thời, tạo cảm giác thoải mái cho bệnh nhân, ít gây đau đớn, có thể nội soi cả cổ bàng quang hoặc khi tuyến tiền liệt có thùy giữa lớn.
  • Nhược điểm: Khó chữa trị triệt để các vấn đề ở bàng quang do việc đưa các dụng cụ can thiệp qua kênh thao tác gặp nhiều khó khăn.
Nội soi bằng ống mềm tồn tại một số nhược điểm
Nội soi bằng ống mềm tồn tại một số nhược điểm

Nội soi bằng ống cứng

Ống cứng sử dụng trong nội soi cũng là một loại ống nhỏ, tương đối cứng và thẳng. Ống này được cấu tạo từ nhiều thấu kính nên cho hình ảnh nội soi chân thực, rõ nét hơn so với việc sử dụng ống mềm.

  • Ưu điểm: Cho phép đưa các dụng cụ đa dạng qua các kênh, hỗ trợ hiệu quả quá trình chẩn đoán và điều trị bệnh. Đồng thời, người thực hiện cũng dễ dàng kiểm soát, định hướng dụng cụ soi. Đặc biệt, kỹ thuật viên thực hiện nội soi bàng quang bằng ống cứng chỉ cần cầm máy bằng một tay, tay còn lại vẫn có thể thao tác chức năng mà không cần trợ giúp.
  • Nhược điểm: Khó bao quát toàn bộ bàng quang do không có sự linh hoạt, mềm dẻo như ống mềm. Ống cứng có thể gây nhiều đau đớn, khó chịu cho bệnh nhân hơn, bệnh nhân cần được gây mê toàn thân trước khi thực hiện thủ thuật.

Các trường hợp được chỉ định nội soi bàng quang

Phương pháp nội soi hiện được áp dụng rộng rãi tại các bệnh viện, phòng khám chuyên khoa về tiết niệu. Kỹ thuật này sẽ được chỉ định trong chẩn đoán và điều trị bệnh ở bàng quang, bệnh ở cơ quan tiết niệu. Cụ thể như dưới đây:

Chẩn đoán bệnh ở bàng quang và các cơ quan tiết niệu

Nội soi bàng quang giúp chẩn đoán bệnh lý ở bàng quang và các cơ quan tiết niệu lân cận. Bao gồm các bệnh lý sau:

Rối loạn đường tiểu dưới

Những bệnh nhân bị rối loạn tiểu tiện với các biểu hiện như tiểu đau, tiểu khó, tiểu tiện mất kiểm soát,… thường được chỉ định nội soi để phát hiện hội chứng rối loạn đường tiểu dưới. Tình trạng này có thể liên quan đến hội chứng OAB (bàng quang tăng hoạt), viêm bàng quang kẽ, hẹp cổ bàng quang…

Tiểu ra máu

Trường hợp bệnh nhân đái máu đại thể (nước tiểu lẫn các sợi máu đỏ tươi hoặc đỏ thẫm), đái máu vi thể (nước tiểu chứa hơn 10.000 tế bào hồng cầu/1ml) sẽ được chỉ định nội soi bàng quang. Để đưa ra kết luận chính xác về bệnh lý ở bàng quang hoặc niệu đạo, bác sĩ có thể yêu cầu chụp X-Quang, siêu âm hoặc một số xét nghiệm đi kèm khác.

Nội soi giúp phát hiện sớm những viêm nhiễm ở bàng quang gây tiểu ra máu
Nội soi giúp phát hiện sớm những viêm nhiễm ở bàng quang gây tiểu ra máu

Ngoài ra, mẫu nước tiểu được lấy khi nội soi bàng cũng phục vụ cho một số xét nghiệm. Điều này nhằm phát hiện vi khuẩn gây nhiễm trùng hoặc sự hình thành khối u ở 2 bên thận.

Tầm soát khối u ác tính ở bàng quang

Kỹ thuật nội soi giúp tầm soát, phát hiện sớm các khối u ở bàng quang, niệu đạo. Đồng thời, những bệnh nhân có khối u ở vùng chậu, nội soi bàng quang còn có tác dụng chẩn đoán chính xác sự xâm lấn, chèn ép của khối u.

Ngoài việc chẩn đoán tình trạng khối u thông qua hình ảnh, bác sĩ có thể lấy mẫu mô sinh thiết ngay trong quá trình nội soi. Điều này giúp theo dõi hiệu quả điều trị u bàng quang để có những can thiệp phù hợp hơn nếu bệnh ít tiến triển khả quan.

Bệnh lý ở bể thận và niệu quản

Theo các bác sĩ, phương pháp nội soi bàng quang đóng vai trò quan trọng trong chụp niệu quản bể thận ngược dòng. Thông qua ống nội soi, bác sĩ có thể bơm vào niệu quản thuốc cản quang hỗ trợ quá trình chụp X-Quang. Từ hình ảnh phim X-Quang thu được, bác sĩ sẽ kết luận chính xác các vấn đề ở niệu quản, bể thận của bệnh nhân.

Một số chẩn đoán khác

Bên cạnh chẩn đoán những bệnh lý trên, kỹ thuật nội soi này còn giúp phát hiện những rò rỉ ở bàng quang – âm đạo, kiểm tra bệnh lý về lao niệu – sinh dục.

Nội soi bàng quang hỗ trợ chẩn đoán nhiều bệnh lý
Nội soi bàng quang hỗ trợ chẩn đoán nhiều bệnh lý

Nếu kết quả nội soi hoàn toàn bình thường, bác sĩ có thể loại trừ các nguyên nhân bệnh lý. Đồng thời, phương pháp nội soi bàng quang cũng thường xuyên được thực hiện để theo dõi các chuyển biến của bệnh, từ đó đánh giá hiệu quả điều trị.

Điều trị bệnh lý ở bàng quang

Ngoài ứng dụng trong chẩn đoán bệnh lý, nội soi bàng quang cũng được dùng trong điều trị một số bệnh ở bàng quang, phổ biến nhất là:

  • Sỏi bàng quang: Thông qua các máy móc và kỹ thuật nội soi, bác sĩ tiến hành tán sỏi bàng quang ngoài cơ thể sau đó lấy ra sỏi và dị vật trong bàng quang, đặc biệt là các viên sỏi kẹt ở niệu quản.
  • Cắt polyp/khối u bàng quang: Kỹ thuật nội soi giúp cắt bỏ polyp, các khối u tại lớp niêm mạc của bàng quang.
  • Viêm tiền liệt tuyến, u xơ tiền liệt tuyến: Bác sĩ sẽ sử dụng phương pháp nội soi để cắt đốt tiền liệt tuyến, các mẩu mô u xơ sau khi được cắt nhỏ sẽ được đưa ra ngoài.
  • Đặt ống thông tiểu: Ống thông nhỏ được đặt vào niệu quản nhờ kỹ thuật nội soi, từ đó nước tiểu được lưu thông, giúp bệnh nhân thuận tiện hơn trong sinh hoạt.

Nội soi là kỹ thuật hiện đại, có vai trò quan trọng trong chẩn đoán và điều trị bệnh lý ở bàng quang. Tuy nhiên, để tránh bội nhiễm hoặc những biến chứng nguy hiểm, nội soi bàng quang không được chỉ định trong các trước hợp:

  • Viêm niệu đạo cấp tính.
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu kèm sốt nhẹ.
  • Rối loạn đông máu.
  • Viêm tuyến tiền liệt cấp.
  • Viêm tinh hoàn cấp.
Bệnh nhân rối loạn đông máu không được thực hiện kỹ thuật này
Bệnh nhân rối loạn đông máu không được thực hiện kỹ thuật này

Khi nội soi bàng quang có đau không?

Khi thực hiện thủ thuật này, bệnh nhân có thể cảm thấy hơi khó chịu khi ống nội soi đi vào niệu đạo và bàng quang. Một số trường hợp khác, khi bàng quang đầy người bệnh xuất hiện tình trạng buồn đi tiểu. Nếu như bác sĩ chủ động lấy sinh thiết để xét nghiệm thì sẽ gây cảm giác nhói như vừa bị véo.

Sau 1-2 ngày thực hiện nội soi, bệnh nhân sẽ cảm thấy niệu đạo hơi đau, có cảm giác nóng rát khi tiểu tiện. Tuy nhiên, đây chỉ là triệu chứng bình thường và sẽ dần được cải thiện vài ngày sau đó.

XEM THÊM:

Quy trình nội soi bàng quang

Quy trình nội soi bàng quang được thực hiện nghiêm ngặt theo các quy định y khoa. Để đảm bảo sức khỏe, người bệnh cần chuẩn bị kỹ lưỡng từ trước khi nội soi cũng như chú ý tới việc hồi sức sau khi thực hiện thủ thuật.

Chuẩn bị trước khi nội soi

Tương tự như kỹ thuật cắt túi mật nội soi, trước khi nội soi, bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân thực hiện một số điều sau:

  • Nhịn ăn, uống từ đêm hôm trước ngày nội soi. Trường hợp dùng thuốc gây tê tại chỗ bệnh nhân không cần nhịn ăn.
  • Uống thuốc kháng sinh trước khi nội soi (không phải bệnh nhân nào cũng được chỉ định).
  • Lấy nước tiểu xét nghiệm trước khi nội soi.
  • Trường hợp đang dùng thuốc chống đông máu cần thông báo cho bác sĩ trước khi thực hiện thủ thuật.
Trước khi nội soi, bệnh nhân có thể được chỉ định dùng thuốc kháng sinh
Trước khi nội soi, bệnh nhân có thể được chỉ định dùng thuốc kháng sinh

Các bước thực hiện

Quá trình nội soi bàng quang chỉ diễn ra trong khoảng 10-15 phút với các bước thực hiện như sau:

  • Bước 1: Bệnh nhân nằm ngửa trên giường, bác sĩ tiến hành vệ sinh bên ngoài niệu đạo và vùng lân cận.
  • Bước 2: Bôi gel vào lỗ niệu đạo, ống nội soi nhằm giúp ống nội soi di chuyển linh hoạt trong niệu đạo, giảm bớt khó chịu cho người bệnh.
  • Bước 3: Nhẹ nhàng đẩy ống nội soi vào niệu đạo, đưa nước vô trùng qua kênh phụ vào ống nội soi để từ từ làm đầy bàng quang và quan sát hình ảnh bên trong qua màn hình.
  • Bước 4: Kéo nhẹ ống nội soi ra ngoài, vệ sinh lại vùng niệu đạo cho bệnh nhân.

Lưu ý:

  • Thời gian tiến hành nội soi tương đối ngắn, nếu bệnh nhân cần lấy mẫu sinh thiết để xét nghiệm thì thời gian có thể kéo dài thêm đôi chút.
  • Trong một số trường hợp dùng ống nội soi cứng thuốc gây mê tủy sống sẽ được sử dụng.

Hồi sức sau thực hiện thủ thuật

Sau khi nội soi, bệnh nhân được đưa về phòng để nghỉ ngơi và chờ kết quả. Lúc này, người bệnh được khuyến khích uống nhiều nước nhằm tăng cường đào thải nước tiểu.

Đa số bệnh nhân sau khi nội soi bàng quang có thể xuất viện ngay trong ngày. Thời gian phục hồi sức khỏe của người bệnh nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào loại thuốc gây tê, nhưng cũng thường không kéo dài quá 4 giờ.

Những biến chứng có thể gặp phải

Thông thường, nội soi bàng quang không gây ra bất cứ vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nào. Trong 24 giờ đầu sau nội soi, bệnh nhân có thể gặp phải một số triệu chứng như nóng rát khi tiểu tiện, đi tiểu nhiều và nước tiểu có thể có màu hồng (nếu lấy mô sinh thiết).

Một số biến chứng có thể xảy ra sau khi thực hiện thủ thuật này gồm:

  • Nhiễm trùng đường tiểu: Khi thực hiện nội soi nhằm chẩn đoán bệnh lý, giải quyết tình trạng sỏi bàng quang 5mm hoặc một số mục đích khác Bệnh nhân có biểu hiện sốt, có cảm giác đau khi tiểu tiện trong khoảng thời gian ngắn.
  • Chảy máu vùng sinh thiết: Trong nước tiểu có lẫn máu hoặc nước tiểu có màu đỏ hồng.
  • Hạ natri máu: Làm lượng natri tự nhiên trong cơ thể rơi vào trạng thái mất cân bằng.
  • Thủng bàng quang: Do thao tác hoặc do dụng cụ nội soi nhưng rất ít xảy ra.
Phương pháp nội soi ít gây ra biến chứng cho sức khỏe
Phương pháp nội soi ít gây ra biến chứng cho sức khỏe

Một số lưu ý khi nội soi bàng quang

Dù là thủ thuật không quá phức tạp nhưng thủ thuật này vẫn đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng từ phía bệnh nhân và những yêu cầu nghiêm ngặt về quy trình thực hiện. Khi nội soi, bệnh nhân nên chú ý một số vấn đề sau:

  • Chia sẻ rõ bệnh tình, trả lời đầy đủ các câu hỏi của bác sĩ khi thăm khám lâm sàng để có chỉ định phù hợp, nhất là những bệnh nhân thuộc nhóm không được thực hiện nội soi.
  • Nên chọn địa chỉ uy tín, có bác sĩ giàu kinh nghiệm để thực hiện thủ thuật. Điều này giúp đảm bảo sức khỏe, hạn chế rủi ro và cho hiệu quả chẩn đoán/điều trị cao.
  • Không uống rượu bia, lái xe ngay trong ngày đầu nội soi.
  • Kiêng mang vác, làm việc nặng trong vòng 2 tuần đầu tiên.
  • Sau khi nội soi, nếu nhận thấy cơ thể có những dấu hiệu bất thường, nhất là những biểu hiện lạ ở đường tiểu thì cần báo ngay với bác sĩ hoặc đến bệnh viện kiểm tra. Không tự ý điều trị tại nhà, tránh những rủi ro đáng tiếc.
  • Luôn tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ, cần kiêng quan hệ vợ chồng trong khoảng 1-2 tuần sau khi nội soi.

Nội soi bàng quang giá bao nhiêu? Ở đâu tốt?

Nội soi bàng quang bao nhiêu tiền là câu hỏi được rất nhiều người bệnh đặt ra. Thực tế, chi phí cho thủ thuật này không cố định, thường dao động trong khoảng từ 1-5 triệu đồng. Bởi nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như hình thức nội soi, bệnh viện thực hiện (bệnh viện công hay tư), có dùng thuốc gây tê hay không, mức chi trả của bảo hiểm y tế (với người có bảo hiểm y tế),…

Mức phí cho thủ thuật nội soi thường không cố định
Mức phí cho thủ thuật nội soi thường không cố định

Bên cạnh thắc mắc về chi phí, nội soi bàng quang ở đâu cũng là băn khoăn của không ít người bệnh. Thực tế trên cả nước hiện có rất nhiều bệnh viện đủ điều kiện thực hiện thủ thuật này, người bệnh có thể tham khảo một số địa chỉ sau:

  • Bệnh viện Bạch Mai: 78 đường Giải Phóng, TP.Hà Nội.
  • Bệnh viện Việt Đức: Số 40 Tràng Thi, TP.Hà Nội.
  • Bệnh viện Xanh Pôn: 12 Chu Văn An, T.PHà Nội.
  • Bệnh Viện Đại Học Y Dược: 215 đường Hồng Bàng, P.11, Q.5, Hồ Chí Minh.
  • Bệnh Viện Chợ Rẫy: 201B đường Nguyễn Chí Thanh, P.12, Q.5, Hồ Chí Minh.

Nội soi bàng quang là kỹ thuật phổ biến được chỉ định trong chẩn đoán, điều trị bệnh liên quan đến bàng quang và đường tiết niệu. Để bảo vệ sức khỏe, nâng cao hiệu quả của thủ thuật người bệnh nên tuân thủ hướng dẫn của cán bộ y tế, đồng thời có sự chuẩn bị thật tốt cho quá trình nội soi.

MỜI BẠN THAM KHẢO THÊM:

Array

Chia sẻ

Nhất Nam Tiêu Thạch Khang chữa dứt điểm sỏi mật không phẫu thuật

 Nhất Nam Tiêu Thạch Khang đặc trị sỏi mật và cơ chế tác động “kiềng...

Nhất Nam Tiêu Thạch Khang đặc trị sỏi mật là bài thuốc nổi tiếng trên thị trường hiện nay với...
Bệnh nhân đến thăm khám và điều trị với bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh

[Hỏi – đáp] Người bệnh sỏi mật nói gì khi dùng Nhất Nam Tiêu Thạch...

Nhất Nam Tiêu Thạch Khang đặc trị sỏi mật là bài thuốc đang gây "xôn xao" trên nhiều diễn đàn...
Sỏi túi mật 6mm có cần mổ không? Phương pháp điều trị hiệu quả

Sỏi túi mật 6mm, 7mm, 10mm có cần mổ không? Phương pháp điều trị hiệu...

Sỏi túi mật 6mm, 7mm, 10mm là tình trạng ngày càng phổ biến, nhất là khi ngày nay con người...
Sỏi túi mật 14mm: Những thông tin cơ bản người bệnh cần nắm rõ

Sỏi túi mật 14mm: Những thông tin cơ bản người bệnh cần nắm rõ

Sỏi túi mật 14mm, thậm chí 18mm đang dần trở nên phổ biến ở các bệnh nhân, bởi bệnh rất...
Kim tiền thảo trị sỏi mật có tốt không? 5+ cách dùng hiệu quả nhất

Kim Tiền Thảo Trị Sỏi Mật Có Tốt Không? 5 Cách Dùng Hiệu Quả

Kim tiền thảo trị sỏi mật là bài thuốc được lưu truyền trong dân gian từ lâu. Thậm chí, không...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top