TOP 13+ Cách Trị Vảy Nến Dân Gian Hiệu Nghiệm, Dễ Thực Hiện 

Bệnh vảy nến với những mảng da bong tróc, ngứa ngáy, ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của bạn. Áp dụng ngay những cách trị vảy nến dân gian sau đây để cải thiện triệu chứng, hỗ trợ giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh. 

Tổng hợp 13+ cách chữa vảy nến bằng phương pháp dân gian

Bệnh vảy nến có thể khởi phát ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể như móng tay, da đầu, đầu gối, khuỷu tay,… Đây là một rối loạn thể chất phức tạp và gây nhiều phiền toái đối với cuộc sống của mỗi người. Bên cạnh sử dụng thuốc kiểm soát triệu chứng, người bệnh có thể áp dụng các mẹo dân gian tại nhà sau đây:

Cách trị vảy nến đơn giản bằng bèo hoa dâu

Trong dân gian, bèo hoa dâu còn có tên gọi khác là phủ bình, có tính hàn, vị đắng. Đây là loại bèo có công dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm. Bài thuốc trị vảy nến tại nhà từ bèo hoa dâu được nhiều người áp dụng.

  • Cần chuẩn bị khoảng 10 lá bèo hoa dâu, 2 nắm lá rau răm, 7 lá trầu không (không quá non, không quá già).
  • Rửa sạch tất cả nguyên liệu trên sau đó ngâm vào chậu cùng muối loãng khoảng 5 phút để sát khuẩn rồi vớt nguyên liệu ra để ráo nước.
  • Thái nhỏ cả 3 loại nguyên liệu rồi bỏ vào nồi. Thêm khoảng 3 lít nước sau đó đun sôi.
  • Để lửa nhỏ liu riu khoảng 20-25 phút rồi tắt bếp.
  • Chắt khoảng 1 bát nước để uống. Phần còn lại sử dụng để vệ sinh vùng da bị vảy nến.
  • Bã thuốc giã nát sau đó xát lên vùng da bị ngứa ngáy, bong tróc để giảm sự khó chịu.

Lưu ý: Bài thuốc này không nên áp dụng đối với trẻ nhỏ và phụ nữ đang cho con bú.

Cách trị vảy nến dân gian tại nhà bằng hoa bèo dâu
Cách trị vảy nến dân gian tại nhà bằng hoa bèo dâu

Chữa vảy nến bằng dân gian dùng lá muồng trâu

Lá muồng trâu có tính ấm, mùi hơi hắc, vị hơi cay có công dụng sát khuẩn, hỗ trợ tiêu viêm. Đây cũng là cây thuốc dân gian được truyền miệng trong điều trị bệnh vảy nến. Cách thực hiện bài thuốc từ lá muồng trâu đơn giản theo các bước như sau:

  • Chuẩn bị khoảng 100gr lá muồng trâu, sau đó ngâm rửa sạch sẽ để loại bỏ hết bụi bẩn.
  • Sau khi để ráo nước, cho nguyên liệu vào máy xay nhuyễn và lọc lấy nước cốt.
  • Thoa nước cốt trực tiếp lên các vị trí da bị vảy nến và để khô tự nhiên.
  • Sau khoảng 4 tiếng thì vệ sinh lại với nước sạch.

Lưu ý: Bài thuốc dân gian từ lá muồng trâu chỉ nên áp dụng cho vùng da bị vảy nến nhỏ như khuỷu tay hoặc cánh mũi để thấy rõ hiệu quả.

Trị bệnh vảy nến ở nhà bằng ké đầu ngựa

Chiết trong ké đầu ngựa có khả năng kháng histamin, hỗ trợ giảm ngứa ngáy trên da. Cách thực hiện bài thuốc giảm vảy nến từ ké đầu ngựa được thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị các nguyên liệu mỗi loại 12g gồm: Ké đầu ngựa, kim ngân hoa, hà thủ ô, sinh địa.
  • Đem các nguyên liệu kể trên rửa sạch đảm bảo loại bỏ hết bụi bẩn.
  • Cho tất cả nguyên liệu đun cùng 500ml nước. Khi nước sôi để lửa nhỏ liu riu khoảng 20 phút rồi tắt bếp.
  • Chắt nước cốt sau đó chia đều uống vào sáng và tối sau bữa ăn.
Bài thuốc dân gian chữa vảy nến từ ké đầu ngựa rất dễ thực hiện
Bài thuốc dân gian chữa vảy nến từ ké đầu ngựa rất dễ thực hiện

Chữa vảy nến bằng dầu dừa

Dầu dừa là nguyên liệu quen thuộc được nhiều người sử dụng trong hỗ trợ điều trị bệnh da liễu. Dầu dừa có chứa nhiều dưỡng chất dưỡng ẩm, hỗ trợ phục hồi vùng da bị tổn thương. Bên cạnh đó, các acid béo trong dầu dừa còn có tác dụng chống nấm, kháng viêm rất tốt. Cách chữa vảy nến bằng dân gian sử dụng dầu dừa thực hiện rất đơn giản như sau:

  • Vệ sinh sạch sẽ vùng da bị vảy nến sau đó sử dụng khăn sạch để lau khô.
  • Lấy 1 ít bông gòn hoặc bông tẩy trang để thấm một chút dầu dừa thoa trực tiếp lên vị trí da bị vảy nến.
  • Thực hiện động tác massage nhẹ nhàng khoảng 3 – 5 phút để các dưỡng chất thẩm thấu vào da giúp da mềm hơn, giảm kích ứng.
  • Với bài thuốc điều trị vảy nến bằng dầu dừa, bạn nên thực hiện đều đặn tại nhà mỗi ngày 3 lần và thực hiện liên tục ít nhất 1 tuần để cảm nhận rõ hiệu quả.

Bài thuốc giảm ngứa, thanh nhiệt từ trà xanh

Theo Đông y, trà xanh là vị thuốc có tính giải độc, thanh nhiệt tốt nên có hiệu quả cao trong điều trị các bệnh lý da liễu, trong đó có vảy nến. Các nghiên cứu hiện đại tìm thấy nhiều hoạt chất chống oxy hóa và chất kháng viêm trong trà xanh. Vì vậy, bài thuốc chữa vảy nến tại nhà sử dụng trà xanh được nhiều người áp dụng và truyền tai nhau.

  • Rửa sạch khoảng 2 – 3 nắm lá trà xanh tươi bằng nước muối để đảm bảo loại bỏ bụi bẩn.
  • Sau khi ráo nước, bạn vò nát trà xanh rồi đun cùng nước lọc đến khi sôi.
  • Sử dụng nước lá trà xanh để tắm hàng ngày sẽ giảm các triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu khi bị vảy nến.
Lá trà xanh rất tốt trong điều trị bệnh vảy nến
Lá trà xanh rất tốt trong điều trị bệnh vảy nến

Cách trị vảy nến dân gian bằng củ nghệ

Trong củ nghệ có chứa hoạt chất curcumin – chất chống oxy hóa mạnh với tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, hỗ trợ làm lành vùng da bị tổn thương. Trong dân gian, củ nghệ cũng được nhiều người sử dụng để làm liền sẹo, sáng da. Bạn có thể tham khảo cách trị vẩy nến tại nhà bằng củ nghệ theo 1 trong 2 cách như sau:

  • Cách 1: Uống bột nghệ cùng nước ấm hoặc thêm nghệ như 1 gia vị trong chế biến các món ăn hàng ngày.
  • Cách 2: Dùng bột nghệ nguyên chất thêm chút nước lọc để tạo thành hỗn hợp sệt đặc. Đắp trực tiếp hỗn hợp này lên vùng da bị vảy nến để giảm bong tróc, ngứa ngáy.

Bài thuốc trị vảy nến sử dụng giấm táo

Cách trị bệnh vảy nến tại nhà bằng giấm táo được nhiều người truyền tai nhau với công dụng tiêu viêm, kháng khuẩn, hỗ trợ ngăn ngừa bội nhiễm trên da. Chữa bệnh vảy nến bằng thuốc dân gian sử dụng giấm táo được thực hiện đơn giản như sau:

  • Giấm táo pha loãng cùng nước theo tỷ lệ 1:1.
  • Sử dụng vải sạch hoặc bông gòn thấm dung dịch giấm táo vừa pha sau đó thoa trực tiếp lên các vị trí da bị vảy nến.
  • Đợi khoảng 15 – 20 phút sau đó sử dụng nước sạch để vệ sinh da.

Chữa vảy nến tại nhà bằng lá trầu không

Trong Đông y, lá trầu không có tính ấm, quy vào tỳ vị và phế. Nhờ tính kháng viêm, sát khuẩn, trừ phong nên lá trầu không được sử dụng nhiều trong các bài thuốc chữa bệnh về da liễu như mẩn ngứa, mề đay, vảy nến,…

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị khoảng 15 lá trầu không sau đó đem rửa sạch với nước muối để đảm bảo không còn bụi bẩn, tạp chất.
  • Đun lá trầu không cùng 2 lít nước tới khi nước trong nồi chuyển màu.
  • Thêm 1 thìa cà phê muối hạt khuấy nhẹ tay rồi tắt bếp.
  • Sử dụng nước lá trầu không để tắm hoặc vệ sinh vùng da bị vảy nến mỗi ngày.
Tinh chất trong lá trầu không hỗ trợ tốt trong việc giảm ngứa, giảm bong tróc trên da
Tinh chất trong lá trầu không hỗ trợ tốt trong việc giảm ngứa, giảm bong tróc trên da

Bài thuốc giảm vảy nến bằng dầu olive

Các dưỡng chất trong dầu olive được chứng minh có công dụng dưỡng ẩm, hỗ trợ tăng sức khỏe cho da. Bên cạnh đó, các acid béo trong dầu oliu có tính chống oxy hóa mạnh, hạn chế vùng da bị tổn thương. Cách trị vảy nến dân gian bằng dầu olive được thực hiện theo các bước như sau:

  • Lấy một vài giọt dầu oliuve để thoa trực tiếp lên vùng da bị vảy nến.
  • Massage nhẹ nhàng để các hoạt chất trong dầu olive thẩm thấu vào da.
  • Để da qua đêm sau đó vệ sinh sạch sẽ lại bằng nước.

Điều trị bệnh vảy nến tại nhà bằng lá khế

Trong Đông y, lá khế có tính bình, vị chua nhẹ, không độc tố nên được sử dụng nhiều trong các bài thuốc tiêu viêm, thanh nhiệt, sát khuẩn. Để cải thiện tình trạng da bị bong tróc, ngứa ngáy, bạn có thể áp dụng bài thuốc sau đây:

  • Chuẩn bị khoảng 20-25 lá khế tươi sau đó rửa sạch bụi bẩn.
  • Giã nát lá khế, thêm một chút muối hạt vào hỗn hợp sau đó đắp trực tiếp lên vị trí da bị tổn thương.
  • Giữ khoảng 20 phút rồi vệ sinh lại bằng nước sạch.
Lá khế giảm triệu chứng khó chịu do vẩy nến gây ra
Lá khế giảm triệu chứng khó chịu do vẩy nến gây ra

Cách trị vảy nến dân gian đơn giản bằng cây lược vàng

Cây lược vàng chứa nhiều hoạt chất quý có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn hiệu quả như vitamin B12, flavonoid, Triacyglyceride,… Bài thuốc cải thiện tình trạng tổn thương trên da do bệnh vảy nến từ cây lược vàng được thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị khoảng 5 lá lược vàng tươi sau đó rửa sạch và để ráo nước.
  • Cắt nhỏ lá lược vàng rồi cho vào cối giã nát.
  • Chắt lấy nước cốt pha thêm mật ong và uống trước khi ăn. Lấy bã lá lược vàng đắp trực tiếp lên vùng da bị vảy nến.

Bài thuốc từ cây vòi voi chữa bệnh vảy nến tại nhà

Một bài thuốc dân gian chữa vảy nến bạn có thể áp dụng tại nhà đó là sử dụng cây vòi voi. Trong Đông y, cây cỏ vòi voi có tính mát, vị đắng nhẹ, quy vào Đại trường, kinh Tỳ và thận. Vị thuốc dân gian này có tác dụng giảm sưng, thanh nhiệt, chống viêm rất tốt và được lưu truyền sử dụng cho các bệnh lý ngoài da. Bạn có thể áp dụng bài thuốc giảm ngứa, giảm bong tróc da từ cây vòi voi như sau:

Cách 1: Ngâm vòi voi với rượu

  • Vòi voi rửa sạch để loại bỏ hết bụi bẩn sau đó để ráo nước.
  • Cho nguyên liệu vào bình thủy tinh đã tiệt trùng cùng 2 lít rượu trắng nguyên chất.
  • Thời gian ngâm khoảng 10-15 ngày là có thể sử dụng.
  • Mỗi lần dùng, thoa một ít rượu vòi voi lên da và massage nhẹ nhàng.

Cách 2: Đắp trực tiếp lá vòi voi

  • Lá vòi voi rửa sạch sau đó giã rát
  • Đắp trực tiếp lá vòi voi lên vị trí bị vảy nến sau đó rửa sạch lại với nước.

Lưu ý: Cỏ vòi voi chứa một số hoạt chất dễ gây kích ứng cho cơ thể. Chính vì vậy, bạn nên theo dõi phản ứng của mình để hạn chế những hệ lụy đáng tiếc khi áp dụng bài thuốc này.

Bài thuốc chữa vảy nến tại nhà bằng lá lốt

Trong các tài liệu Đông y, tinh chất trong lá lốt có tác dụng làm giảm tình trạng ngứa ngáy, bong tróc, viêm nhiễm trên da. Có 2 cách sử dụng lá lốt trong điều trị bệnh vảy nến mà bạn có thể áp dụng như sau:

  • Cách 1: Chuẩn bị khoảng 10 lá lốt tươi sau đó rửa sạch. Đun lá lốt cùng 2 lít nước trong khoảng 20 phút. Lấy nước lá lốt để tắm và vệ sinh vùng da bị vảy nến hàng ngày.
  • Cách 2: Sử dụng lá lốt khô đun cùng nước và tắm nước lá lốt mỗi ngày.
Cách chữa bệnh vảy nến tại nhà bằng lá lốt rất đơn giản và hiệu nghiệm
Cách chữa bệnh vảy nến tại nhà bằng lá lốt rất đơn giản và hiệu nghiệm

Cách trị vảy nến dân gian sử dụng yến mạch

Tắm bằng bột yến mạch là phương pháp chữa bệnh vảy nến tại nhà đơn giản và dễ thực hiện. Trong yến mạch có chứa vitamin B, selen, kẽm,… rất tốt cho sức khỏe làn da. Bên cạnh đó, avenanthramide trong lúa mạch được chứng mình là một hoạt chất có tính oxy hóa mạnh nên có tác dụng giảm viêm, giảm kích ứng da hiệu quả.

Bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh vảy nến tại nhà sử dụng yến mạch được thực hiện đơn giản như sau:

  • Pha khoảng 1 chén bột yến mạch với nước ấm.
  • Làm sạch và lau khô vùng da bị vảy nến sau đó ngâm da vào hỗn hợp bột yến mạch khoảng 15 phút. Trường hợp bị vảy nến toàn thân thì nên ngâm mình trong bồn tắm cùng bột yến mạch.
  • Vệ sinh lại da bằng nước ấm sau đó bôi kem dưỡng ẩm chuyên dùng cho bệnh vảy nến.

Điều trị vảy nến tại nhà cần lưu ý gì?

Hầu hết các cách trị vảy nến dân gian đều dễ dàng thực hiện, nguyên liệu thường có sẵn trong nhà. Tuy nhiên, theo các chuyên gia da liễu, bạn chỉ nên áp dụng những phương pháp này trong trường hợp vảy nến mới khởi phát, các triệu chứng ở mức độ nhẹ. Ngoài ra, để đạt được hiệu quả tốt nhất, bạn nên ghi nhớ một số điều sau đây:

  • Kiên trì thực hiện trong một thời gian dài để có thể cảm nhận hiệu quả.
  • Những người có tiền sử dễ bị dị ứng với chất lạ nên cân nhắc trước khi áp dụng phương pháp trị vảy nến dân gian.
  • Không áp dụng cùng lúc nhiều bài thuốc bởi những hoạt chất trong các vị thuốc có thể tương tác với nhau, gây hại cho làn da và sức khỏe.
  • Nên kết hợp với chế độ ăn uống khoa học, tăng cường đồ mát, uống đủ nước.
  • Nên giữ cho vùng da bị vảy nến được thông thoáng.
  • Hạn chế tối đa việc sử dụng các hóa chất trong suốt thời gian điều trị bệnh.
  • Nên theo dõi sát sao các phản ứng của cơ thể, nếu có dấu hiệu bất thường cần dừng lại và đến các cơ sở y tế để được bác sĩ chuyên khoa tư vấn.
  • Có thể tham khảo thêm các bài thuốc điều trị vảy nến từ Đông y với ưu điểm an toàn, điều trị cả căn nguyên và triệu chứng.

Bài viết trên đây tổng hợp các cách trị vảy nến dân gian đơn giản, dễ thực hiện. Hy vọng qua bài viết này, các bạn sẽ có thêm phương pháp chữa vảy nến tại nhà phù hợp, sớm lấy lại làn da mịn màng, căng bóng.

Array

Chia sẻ

Cách chữa
Thuốc chữa
Dinh dưỡng sức khỏe

“ĐÁNH BAY” vảy nến sau 1 liệu trình nhờ phác đồ 3 TÁC ĐỘNG toàn...

Vảy nến là một trong những thể viêm da mãn tính khó điều trị dứt điểm hiện nay. Vì vậy,...
Mẹ Bầu Bị Vảy Nến Khi Mang Thai Có Nguy Hiểm Không

[Giải Đáp] Mẹ Bầu Bị Vảy Nến Khi Mang Thai Có Nguy Hiểm Không

Bị vảy nến khi mang thai là tình trạng không hiếm gặp, khiến nhiều mẹ bầu lo lắng và hoang...
Top 11 Bác Sĩ Chữa Vảy Nến Giỏi Ở Hà Nội Và TP HCM

Top 11 Bác Sĩ Chữa Vảy Nến Giỏi Ở Hà Nội Và TP HCM

Vảy nến là chứng bệnh ngoài da khá nhiều người mắc phải, gây ra nhiều khó chịu. Để chữa khỏi...
Bệnh Vảy Nến Hồng: Nguyên Nhân, Biểu Hiện, Cách Chữa Trị

Bệnh Vảy Nến Hồng

Bệnh vảy nến hồng được đánh giá là một bệnh lý ngoài da khá lành tính. Tuy nhiên, những biểu...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top