TOP 11 Cách Chữa Vảy Nến Da Dầu Tại Nhà Rất Dễ Thực Hiện
Những người mắc bệnh vảy nến da dầu thường xuyên gặp phiền toái bởi những cơn ngứa ngáy khó chịu, da bong tróc mất thẩm mỹ. Bên cạnh sử dụng thuốc theo toa, người bệnh có thể tham khảo một số cách chữa vảy nến da dầu tại nhà dưới đây để cải thiện triệu chứng, rút ngắn thời gian trị bệnh.
TOP 11 cách chữa vảy nến da dầu nên bỏ túi
Những cách chữa vảy nến da dầu tại nhà thường đơn giản, dễ thực hiện, nguyên liệu dễ kiếm tìm nên được khá nhiều người bệnh áp dụng. Dưới đây là 11 cách giảm triệu chứng vảy nến da dầu phổ biến và dễ thực hiện nhất.
Sử dụng giấm táo giảm ngứa, giảm kích ứng do vảy nến
Giấm táo được biết đến là nguyên liệu quen thuộc được sử dụng hỗ trợ điều trị các bệnh da liễu, trong đó có vảy nến da dầu. Các hoạt chất trong giấm táo được chứng minh có tác dụng kháng nấm nên có thể loại bỏ các vi khuẩn phát triển trên da dầu, làm giảm tình trạng ngứa ngáy khó chịu cho người bệnh.
Cách chữa vảy nến da dầu tại nhà sử dụng giấm táo được thực hiện như sau:
Cách 1: Uống trực tiếp giấm táo
- Pha giấm táo trực tiếp với nước tuân theo tỷ lệ 2:10.
- Thêm 1 thìa cà phê mật ong nguyên chất để hỗn hợp có vị dễ uống hơn.
- Uống đều đặn 2 cốc giấm táo mật ong mỗi ngày giúp cơ thể tăng thải độc tố, hỗ trợ thanh lọc cơ thể, giảm triệu chứng vảy nến da dầu.
Cách 2: Thoa giấm táo trực tiếp lên da
- Giấm táo cần pha loãng cùng với nước theo tỷ lệ 1:1
- Sử dụng hỗn hợp trên thoa đều vùng da dầu bị vảy nến.
- Đợi 30 phút sau đó vệ sinh sạch sẽ với nước.
- Người bệnh nên thực hành mỗi ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.
Cách chữa vảy nến da dầu tại nhà sử dụng dầu dừa
Từ xa xưa, dầu dừa đã được ông cha ta sử dụng làm nguyên liệu cải thiện các vấn đề về da. Dầu dừa có chứa vitamin và khoáng chất tác dụng làm ẩm da, hạn chế tình trạng bong tróc trên da. Ngoài ra, các acid béo có trong dầu dừa còn có tác dụng hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn, nấm trên da.
Người bệnh sử dụng dầu dừa để cải thiện triệu chứng vảy nến trên da như sau:
- Làm ướt bề mặt da sau đó thoa một ít dầu dừa trên da.
- Massage nhẹ nhàng để dưỡng chất có trong dầu dừa dễ dàng thẩm thấu vào da.
- Tiếp tục đợi thêm khoảng 10 phút sau đó rửa sạch lại da với nước ấm.
Bài thuốc trị vảy nến da dầu bằng lá trầu không
Nhờ chứa nhiều tinh dầu, các hoạt chất kháng sinh tự nhiên, lá trầu không được nhiều người lựa chọn để cải thiện tình trạng vảy nến trên da dầu.
Cách 1: Kết hợp lá trầu không, bèo hoa dâu, rau răm, muối hột
- Các nguyên liệu đem rửa sạch sau đó đun sôi cùng 2 lít nước.
- Sau khi sôi để lửa nhỏ liu riu trong khoảng từ 10 – 15 phút rồi tắt bếp.
- Chắt lấy nước hỗn hợp trên để nguội sau đó vệ sinh vùng da cần điều trị.
- Phần bã còn lại đem giã nát sau đó chà nhẹ nhàng lên vùng da bị vảy nến.
Cách 2: Đắp trực tiếp lá trầu không trên da
Nếu không có nhiều nguyên liệu, người bệnh có thể giã nát lá trầu không sau đó đắp trực tiếp lên vùng da bị vảy nến để cải thiện các triệu chứng khó chịu. Các bạn nên thực hiện đều đặn mỗi tuần 3 lần để có kết quả tốt nhất.
Cách chữa vảy nến da dầu bằng lô hội
Lô hội chứa rất nhiều nước cùng các dưỡng chất có công dụng cấp ẩm, phục hồi vùng da bị tổn thương. Cách chữa vảy nến da dầu tại nhà bằng lô hội được thực hiện theo các bước đơn giản như sau:
- Chuẩn bị 1 – 3 bẹ lô hộ tươi, số lượng tùy theo diện tích vùng da bị vảy nến.
- Loại bỏ phần vỏ lá lô hội, chỉ giữ lại phần ruột bên trong để đem đi giã hoặc tốt nhất là xay nhuyễn.
- Thoa một lớp mỏng nhựa lô hội lên vùng da cần điều trị kết hợp tiến hành massage nhẹ nhàng.
- Tiếp tục đợi khoảng 15 – 20 phút sau đó rửa sạch da bằng nước.
- Người bệnh lên thực hiện đều đặn mỗi tuần 3 – 4 lần để cảm nhận rõ sự cải thiện trên da.
Áp dụng bài thuốc chữa vảy nến bằng lá trà xanh
Trong trà xanh có chứa một số chất như axit tannic, caffeine,… có tác dụng kìm hãm các tế bào bong tróc, loại bỏ tế bào chết, hỗ trợ quá trình tái tạo da.
- Cách chữa vảy nến da dầu tại nhà bằng lá trà xanh được thực hiện rất đơn giản như sau.
- Chuẩn bị lá trà xanh tươi sau đó rửa sạch để loại bỏ bụi bẩn.
- Vò nhẹ lá trà xanh rồi nấu nước tắm hoặc vệ sinh vùng da bị vảy nến.
Củ nghệ vàng hỗ trợ giảm vảy nến da dầu
Trong nghệ vàng có chứa hợp chất curcumin đã được chứng minh và ứng dụng rộng rãi trong y khoa hiện đại với công dụng nổi bật như diệt khuẩn, kháng viêm, chống oxy hóa. Đặc biệt, nghệ còn có tác dụng giúp tăng độ đàn hồi giúp da giảm bong tróc, nhanh lành, hạn chế để lại sẹo. Cách thực hiện như sau:
- Cần chuẩn bị 1 củ nghệ tươi sau đó cạo sạch vỏ rồi giã nát.
- Cho nghệ và 3 thìa nước vào nồi rồi cùng đun sôi khoảng 10 phút.
- Lấy tăm bông thấm nước cốt nghệ sau đó thoa trực tiếp lên vùng da cần điều trị vảy nến 3 lần mỗi ngày để cải thiện triệu chứng.
Cách chữa vảy nến da dầu tại nhà bằng lá khế
Theo Y học cổ truyền, lá khế có tính bình, vị chua chát, không chứa độc tố, thường được sử dụng trong các bài thuốc thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm. Sử dụng lá khế là một trong những cách chữa vảy nến da dầu tại nhà được khá nhiều người áp dụng.
- Tắm lá khế: Chuẩn bị hỗn hợp các loại lá như lá trầu không, lá ổi, lá lược vàng và lá khế. Tiếp theo rửa sạch nhiều lần với nước để loại bỏ bụi bẩn. Đun sôi hỗn hợp các loại lá cùng 2 lít nước. Tận dụng bã lá để chà trực tiếp lên những vùng da bị vảy nến.
- Uống nước lá khế: Cần chuẩn bị 1 nắm lá khế sau đó rửa sạch để loại bỏ hết bụi bẩn. Đem lá khế giã nát hoặc xay nhuyễn rồi lọc nước cốt ra đun sôi khoảng 15 phút, để ấm và uống.
Sử dụng lá lốt chữa vảy nến tại nhà
Cách chữa vảy nến da dầu tại nhà bằng lá lốt có thể giúp cải thiện tình trạng da bị ngứa ngáy, bong tróc, hỗ trợ phòng ngừa viêm nhiễm. Người bệnh có thể áp dụng 1 trong 2 cách đơn giản như sau:
- Cách 1: Rửa sạch khoảng 10 – 12 nhánh lá lốt tươi. Nên lấy cả lá và cành để đạt hiệu quả điều trị tốt hơn. Đun sôi lá lốt với khoảng 2,5 lít nước trong 20 phút. Để nước nguội bớt rồi sử dụng nước để tắm hoặc lau rửa vị trí da bị vảy nến.
- Cách 2: Nếu không có sẵn lá lốt tươi, người bệnh có thể sử dụng lá lốt khô áp dụng tương tự cách 1 để giảm triệu chứng vảy nến tại nhà.
Chữa vảy nến tại nhà đơn giản bằng cây lược vàng
Trong cây lược vàng chứa một số hoạt chất quý có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm như vitamin B2, flavonoid, Sulfolipid,… Để giảm tình trạng ngứa ngáy, bong tróc trên da, người bệnh có thể áp dụng cách làm như sau:
- Chuẩn bị khoảng từ 3 – 5 lá lược vàng tươi sau đó đem đi rửa sạch, để ráo nước.
- Giã nát lá lược vàng cùng 1/4 thìa muối hạt.
- Sử dụng hỗn hợp trên đắp trực tiếp lên vùng da bị vảy nến.
- Để khoảng 20 – 25 phút thì rửa sạch lại với nước sau đó lau khô.
Sử dụng dầu ô liu giảm bong tróc, ngứa ngáy
Dầu ô liu không chỉ là một phần trong bữa ăn hàng ngày mà còn mang lại lợi ích cho những bệnh nhân bị vảy nến da dầu, hỗ trợ giảm bong tróc, ngứa ngáy hiệu quả.
Người bệnh chỉ cần thoa 1 – 2 muỗng canh dầu ô liu vào vùng da bị vảy nến. Sau đó để khoảng 15 phút hoặc qua đêm. Sử dụng nước để vệ sinh sạch sẽ da, bạn sẽ thấy hiệu quả bất ngờ.
Bột yến mạch hạn chế chứng viêm do vảy nến
Không chỉ là một lựa chọn lành mạnh cho bữa sáng, bột yến mạch còn là một nguyên liệu hỗ trợ tốt trong việc giảm triệu chứng vảy nến da dầu. Cách đơn giản và dễ thực hiện nhất là tắm bằng bột yến mạch để giảm ngứa, bong tróc da.
- Trộn bột yến mạch cùng nước.
- Thêm vài giọt dầu ô liu rồi thoa trực tiếp hỗn hợp này lên vùng da bị vảy nến.
- Massage nhẹ nhàng trên da khoảng 10 – 15 phút sau đó rửa sạch lại với nước.
Một số lưu ý khi áp dụng cách chữa vảy nến da dầu tại nhà
Hầu hết các cách chữa vảy nến da dầu tại nhà đều chưa được kiểm chứng khoa học và chỉ áp dụng theo mẹo chữa truyền miệng. Vì thế, người bệnh nên chú ý một số vấn đề sau đây để đảm bảo an toàn trong suốt quá trình áp dụng:
- Những cách chữa vảy nến da dầu tại nhà chỉ nên được áp dụng với những trường hợp bệnh mới khởi phát, các triệu chứng còn nhẹ. Trường hợp bị vảy nến trong thời gian dài, có dấu hiệu nhiễm trùng thì nên chủ động đến cơ sở y tế để thăm khám và có phác đồ điều trị kịp thời, phù hợp.
- Hiệu quả của cách chữa vảy nến tại nhà thường chậm và tùy vào từng cơ địa, thể trạng mỗi người. Sau một thời gian dài áp dụng phương pháp dân gian nhưng các triệu chứng không cải thiện thì nên chuyển hướng điều trị bằng phương pháp khác.
- Khi lựa chọn và áp dụng các cách chữa, người bệnh cần chú ý bước chọn nguyên liệu và sơ chế đảm bảo an toàn, loại bỏ sạch bụi bẩn, hóa chất độc hại.
- Với những người có tiền sử bị dị ứng, tốt nhất nên thử trước một liều lượng nhỏ trên da sau đó mới quyết định có tiếp tục áp dụng hay không.
- Người bệnh nên chú ý xây dựng chế độ ăn uống khoa học, ưu tiên ăn đồ mát, tránh thức ăn nhanh nhiều dầu mỡ để rút ngắn thời gian điều trị.
Bài viết trên đây thông tin tới bạn đọc những cách chữa vảy nến da dầu tại nhà đơn giản, đang được nhiều người áp dụng. Trên thực tế, những cách này chỉ có thể giảm triệu chứng nhẹ mà không thể mang tới hiệu quả lâu dài. Vì vậy, người bệnh không nên lạm dụng mà cần sát sao theo dõi cơ thể để có phương pháp kịp thời, tránh biến chứng.
Array
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!