Top 12 Cách Chữa Vảy Nến Bằng Thuốc Nam Hiệu Quả Ngay Tại Nhà

Chữa vảy nến bằng thuốc nam là phương pháp được nhiều người tin dùng bởi độ an toàn. Tuy nhiên, nếu sử dụng không đúng cách thì hiệu quả mang lại sẽ không cao. Bài viết dưới đây sẽ mách bạn cách sử dụng 12 bài thuốc nam trị vảy nến tốt nhất.

Top 12 cách chữa vảy nến bằng thuốc nam hiệu quả

Vảy nến là một dạng viêm da do sự phát triển quá mức của tế bào sừng thượng bì. Biểu hiện rõ nhất của vảy nến là các nốt sần và mảng đỏ, ranh giới rõ bao phủ bởi các vảy da màu trắng bạc. Các nốt này khiến người bệnh bị ngứa và mất thẩm mỹ. Do đó, khi phát hiện những triệu chứng đầu tiên, bạn nên áp dụng 1 trong 12 cách chữa vảy nến bằng thuốc Nam dưới đây để bệnh nhanh chóng biến mất.

1. Chữa vảy nến bằng lá lốt

Trong Đông y, lá lốt cũng được đánh giá là có hiệu quả trong việc tiêu viêm, sát khuẩn. Vì vậy, nó có thể làm giảm được tình trạng sưng đỏ, phù nề da – triệu chứng điển hình của bệnh vảy nến.

Chữa vảy nến bằng lá lốt
Chữa vảy nến bằng lá lốt

Tuy nhiên, người bệnh chỉ nên áp dụng cách chữa vảy nến bằng lá lốt khi ở tình trạng nhẹ, chưa có các dấu hiệu lở loét, tróc lở da hay mưng mủ.

Lá lốt được dùng để chữa vảy nến bằng 2 cách sau:

  • Cách 1: Lá lốt rửa sạch, đun sôi rồi pha ấm để tắm.
  • Cách 2: Lá lốt rửa sạch, giã nhuyễn rồi đắp lên vị trí bị vảy nến.

Ngoài ra, khi sử dụng một trong 2 cách trên, người bệnh có thể uống thêm nước lá lốt để tăng hiệu quả trị bệnh của phương pháp chữa vảy nến bằng thuốc Nam này.

2. Lá cây ớt

Theo một số nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Viện Đại học Pittburg (Mỹ), thành phần capsaicin có trong lá ớt có khả năng làm chậm quá trình phát triển của các tế bào da lão hóa. Ngoài ra, chất này còn kích thích bộ não sản xuất ra endorphin – một loại hormone có tác dụng giảm đau đối với các trường hợp bị vẩy nến ở mức độ nhẹ. Bên cạnh đó, lượng Vitamin C nhỏ trong lá ớt có tác dụng ngăn chặn tình trạng xơ cứng tế bào vẩy nến, sát khuẩn. Vì vậy mà lá ớt trở thành bài thuốc Nam chữa vảy nến được nhiều người sử dụng.

Chữa vảy nến bằng lá ớt được thực hiện bằng cách:

  • Chuẩn bị: Lá ớt, tinh tre đằng ngà, lá cây sống đời, thiên niên kiện. 
  • Thực hiện: Lá ớt sao vàng, đun cùng các nguyên liệu trên với khoảng 2 lít nước, để nguội và uống trong ngày.

Người bệnh thực hiện bài thuốc trên hàng ngày sẽ thấy tình trạng ngứa ngáy do vảy nến giảm đi đáng kể.

3. Củ nghệ

Từ xưa tới nay, nghệ luôn được biết đến là vị thuốc có tác dụng sát khuẩn, làm liền sẹo. Nghệ có thể kết hợp với nhiều dược liệu khác để trở thành cách chữa vảy nến bằng thuốc Nam hiệu quả như: Nghệ mật ong, nghệ – lá sầu đâu (xoan Ấn Độ), nghệ – tỏi…

Từ xưa tới nay, nghệ luôn được biết đến là vị thuốc có tác dụng sát khuẩn, làm liền sẹo
Từ xưa tới nay, nghệ luôn được biết đến là vị thuốc có tác dụng sát khuẩn, làm liền sẹo

Cách đơn giản nhất để sử dụng nghệ trị vảy nến là thoa nước ép nghệ tươi lên vị trí bị sần đỏ mỗi ngày một lần trước khi đi ngủ.

4. Dùng lá trầu không trị vảy nến tại nhà

Tương tự như nghệ, trầu không có thế kết hợp cùng với các nguyên liệu khác làm nên bài thuốc chữa vảy nến tại nhà. Trầu không được biết đến là có tính kháng viêm, giảm đau, nuôi dưỡng da, hạn chế tình trạng da bong tróc do vảy nến.

Hiện nay, chữa vảy nến bằng thuốc Nam có sử dụng lá trầu không được thực hiện theo 4 cách sau:

  • Cách 1: Đun lá trầu không với một chút muối, để nguội rồi uống 3 lần/ngày.
  • Cách 2: Vò nhẹ một nắm lá trầu không đã rửa sạch, đun cùng khoảng 1,5 lít nước, để nguội bớt rồi rửa vị trí bị vảy nến.
  • Cách 3: Đun nước lá trầu không cùng với bèo hoa dâu. Chia thành 2 phần để uống và rửa vết vảy nến nhiều lần trong ngày.
  • Cách 4: Rửa sạch lá trầu không, ép lấy nước cốt, hòa cùng dầu dừa và thoa đều đặn hàng ngày.

5. Cây thù lù đực

Y học cổ truyền sử dụng cây thù lù đực tươi hoặc phơi sấy khô để làm thuốc. Cây thù lù đực có vị ngọt nhẹ, hơi đắng, nó có mùi hăng, tính mát và có một lượng độc tố nhỏ. Nó được dùng như một vị thuốc có tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm.

Cây thù lù đực
Cây thù lù đực

Trong dân gian, nhiều người sử dụng thù lù đực để điều trị một số chứng bệnh ngoài da, có thể chế thành thuốc uống hoặc đắp ngoài. Cách dùng cây thù lù đực tươi để chữa vảy nến là ép thân cây tươi lấy nước rồi thoa lên vùng da bị mẩn ngứa.

6. Nha đam chữa vảy nến hiệu quả

Không chỉ là phương pháp truyền miệng dân gian, nhiều nghiên cứu khoa học cũng đã chứng minh nha đam có chứa các chất giúp làm giảm ngứa, tiêu sưng, thúc đẩy tổn thương da do vảy nến. Đó là nhờ thành phần hơn 23 loại acid amin, nhiều vitamin, khoáng chất và acid béo chưa bão hòa.

Ngoài ra,, gel nha đam còn có tác dụng như một hàng rào bảo vệ da và ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng xảy ra. Do vậy, sử dụng nha đam để chữa vảy nến là một phương pháp đơn giản mà hiệu quả.

Cách sử dụng là bệnh nhân rửa sạch nha đam, gọt vỏ cứng bên ngoài, rồi thoa trực tiếp phần gel nha đam lên vị trí bị vảy nến đã làm sạch. Thực hiện đều đặn 2 – 3 lần mỗi ngày sẽ giảm độ dày các vết sần, giảm bong tróc và làm dịu da.

7. Nước rau má

Rau má là loại rau có tính mát, giàu vitamin, khoáng chất. Nhờ tác dụng giúp hạ nhiệt, tiêu độc, lợi tiểu và chống viêm, rau má được sử dụng để hỗ trợ các bệnh, các triệu chứng do nóng gan như ngứa, rôm sảy, mụn nhọt, mề đay… Với những người bị vẩy nến, tác dụng đào thải độc tố, tăng sức đề kháng của rau má sẽ giúp ích rất nhiều trong quá trình làm lành bệnh, giảm triệu chứng và hạn chế bệnh tái phát.

Theo nghiên cứu của y học hiện đại, trong rau má còn có hoạt chất triterpenoids. Chất này có khả năng kích hoạt động quá trình phân chia tế bào, kích thích sự tổng hợp collagen từ đó thúc đẩy sự hình thành tế bào da.

Rau má là loại rau có tính mát, giàu vitamin, khoáng chất
Rau má là loại rau có tính mát, giàu vitamin, khoáng chất

Khi sử dụng rau má như một cách chữa vảy nến bằng thuốc Nam, bạn thực hiện như sau:

  • Rửa sạch rau má, ngâm nước muỗi loãng trong khoảng 10 phút để tiêu diệt vi khuẩn.
  • Sau đó vớt rau má ra, để ráo rồi cho vào cối giã nhuyễn.
  • Thêm vào khoảng 300ml nước đun sôi để nguội rồi lọc bỏ bã, lấy phần nước cốt và uống.
  • Bạn có thể cho thêm đường, đá hoặc muối tùy theo sở thích.

8. Sâm đại hành giảm tình trạng vảy nến

Sâm đại hành, hay còn được biết đến với một số tên gọi khác như tỏi đỏ, tỏi Lào, tỏi mọi,…

Theo y học cổ truyền, sâm đại hành vị ngọt nhạt, tính ấm nhẹ vào can, tỳ, có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn, tiêu độc rất tốt. Chính vì vậy, sâm đại hành thường được các thầy thuốc Đông y bổ sung vào các thang thuốc điều trị nhiều bệnh như: Ho hen, viêm phế quản, viêm họng cấp và các bệnh ngoài da như: Chốc đầu, tổ đỉa, vảy nến, á sừng, nhọt đầu đinh, viêm da mủ,…

Cách sử dụng sâm đại hành để chữa vảy nến là sắc 15-20g (đã phơi khô) uống mỗi ngày.

9.  Cây lược vàng lành tính

Theo nghiên cứu Tây y, trong cây lược vàng chứa nhiều chất có tác dụng kháng viêm như Digalactosy glycerides, Triacyglyceride, Sulfolipid… Ngoài ra, nó còn có chứa vitamin như vitamin PP, vitamin B12,… Đồng thời giúp tăng sức để kháng nhờ các nguyên tố vi lượng. Chất chống oxy hóa như Quercetin và Kaempferol isoorien giúp làm giảm hiện tượng viêm nhiễm trên da.

Theo Đông Y, cây lược vàng có tính mát giúp thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm
Theo Đông Y, cây lược vàng có tính mát giúp thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm

Theo Đông Y, cây lược vàng có tính mát giúp thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, đẩy lùi các triệu chứng viêm da, ngứa ngáy do bệnh vảy nến và một số bệnh ngoài da khác. Bệnh nhân có thể đun cây lược vàng lấy nước uống hàng ngày, giã cây lược vàng đắp lên vùng da bị tổn thương hoặc ngâm rượu rồi lấy rượu đó thoa lên vết vảy nến sẽ giúp bệnh thuyên giảm nhanh chóng.

10. Chữa vảy nến bằng thuốc Nam – Lá khế

Từ xưa, dân gian đã biết đến lá khế có tính hàn, giúp tán nhiệt, lợi tiểu, kháng viêm, khử trùng…. Chính vì vậy mà lá khế thường được sử dụng để tắm với mục đích phòng và điều trị các bệnh ngoài da như rôm sảy, mề đay, vảy nến…

Bên cạnh đó, y học hiện đại cũng chỉ ra rằng, trong thành phần của lá khế có chữa một số hoạt chất kháng sinh tự nhiên, có tác dụng ức chế các vi khuẩn gây ra các bệnh lý ngoài da thường gặp như: E.coli, Salmonella typhus, Microbial bacillus cereus,… Nhờ đó mà lá khế trở thành phương pháp chữa vảy nến bằng thuốc Nam rất hữu hiệu.

Người bệnh sử dụng lá khế để tắm hàng ngày hoặc giã nhuyễn rồi đắp lên vùng da bị vảy nến sẽ giúp tình trạng ngứa ngáy, bong tróc da giảm đi rõ rệt.

11. Lá muồng trâu hiệu quả với bệnh vảy nến

Trong y học cổ truyền, cây muồng trâu được sử dụng nhiều bởi đặc tính sát trùng, giải nhiệt, lợi tiểu và nhuận tràng. Bên cạnh đó, loại thảo dược này còn có công dụng giảm ngứa rát và giảm đau. Đặc biệt, khi sao vàng, cây muồng trâu sẽ có khả năng chống viêm và tiêu độc.

Vì vậy, muồng trâu thường chỉ định dùng để điều trị một số bệnh lý như da vàng, viêm gan, vảy nến, viêm da thần kinh, chàm, dị ứng hoặc nấm da.

Lá muồng trâu hiệu quả với bệnh vảy nến
Lá muồng trâu hiệu quả với bệnh vảy nến

Y học hiện đại cũng nghiên cứu và chỉ ra rằng thành phần hoạt chất Anthraquinones có trong cây muồng trâu có tác dụng làm giảm các triệu chứng ngứa và khó chịu trên da ở bệnh nhân bị ngứa, vẩy nến, lang ben… Đặc tính sát trùng cũng sẽ giúp ngăn chặn vi khuẩn sinh sôi, tránh cho các tổn thương lan rộng sang vùng da khỏe mạnh khác.

Chữa vảy nến bằng thuốc nam có sử dụng cây muồng trâu được thực hiện theo 3 cách sau:

  • Cách 1: Rửa sạch một nắm lá muồng trâu, đem đun với lượng nhỏ nước rồi uống hàng ngày.
  • Cách 2: Đun nước lá muồng trâu để tắm hoặc rửa vết vảy nến.
  • Cách 3: Rửa sạch, giã nát lá muồng trâu rồi ép lấy nước cốt. Dùng bông sạch để thoa nước ép đó lên vị trí bị vảy nến.

12. Củ khúc khắc hỗ trợ trị vảy nến

Loại cây này mọc hoang ở miền núi và trung du. Củ khúc khắc có thể được thu hoạch vào mùa hè hoặc đầu mùa đông. Sau khi được đào về, rửa sạch, thái lát và phơi khô, củ khúc khắc trở thành vị thuốc Nam và thường được gọi là Kim cang hoặc Thổ phục linh.

Theo YHCT, củ khúc khắc có vị ngọt nhẹ, tính bình, không chứa độc tố, có tác dụng trừ thấp, mát gan, tiêu độc, mạnh gân xương, tán uất kết, lợi thấp. Người ta thường dùng củ khúc khắc để chữa các bệnh như: Thấp khớp, giang mai, chàm, vảy nến, nhiệt….

Để điều trị vảy nến, bệnh nhân cần thực hiện:

  • Chuẩn bị: Thổ phục linh 40 – 80g, hạ khô thảo nam (cây cải trời) 80 – 120g.
  • Thực hiện:  Cho các nguyên liệu vào ấm, đổ 500ml nước sắc còn 300ml và chia thành 3 – 4 lần uống trong ngày

Lưu ý khi sử dụng thuốc Nam chữa vảy nến

Chữa vảy nến bằng thuốc Nam là phương pháp tương đối an toàn. Tuy nhiên, khi sử dụng, người bệnh cần lưu ý một số điều như sau:

  • Các bài thuốc Nam thường có tác dụng chậm, đòi hỏi người bệnh kiên trì sử dụng, không nên nôn nóng.
  • Nếu đã sử dụng trong thời gian dài mà không thấy hiệu quả hoặc thấy triệu chứng tăng nặng thì cần tới bác sĩ chuyên khoa da liễu.
  • Người bệnh có thể kết hợp với một số loại thuốc khác để tăng hiệu quả. Tuy nhiên, bệnh nhân cần tham khảo ý kiến thầy thuốc để tránh tương tác thuốc.
  • Vệ sinh cơ thể, quần áo sạch sẽ để hạn chế vi khuẩn tích tụ khiến bệnh trở nên nặng hơn.
  • Ăn – uống những thực phẩm có tính mát, kiêng cay nóng, bia rượu để bệnh nhanh chóng hồi phục.

Chữa vảy nến bằng thuốc Nam thực sự là biện pháp an toàn đối với tất cả mọi người. Tuy nhiên, hiệu quả của nó sẽ phụ thuộc vào từng người, ở các mức độ bệnh khác nhau. Nếu đã sử dụng nhiều cách mà bệnh không thuyên giảm, bạn nên tới gặp bác sĩ da liễu để được tư vấn tốt nhất.

Array

Chia sẻ

Cách chữa
Thuốc chữa
Dinh dưỡng sức khỏe
Mẹ Bầu Bị Vảy Nến Khi Mang Thai Có Nguy Hiểm Không

[Giải Đáp] Mẹ Bầu Bị Vảy Nến Khi Mang Thai Có Nguy Hiểm Không

Bị vảy nến khi mang thai là tình trạng không hiếm gặp, khiến nhiều mẹ bầu lo lắng và hoang...
Top 11 Bác Sĩ Chữa Vảy Nến Giỏi Ở Hà Nội Và TP HCM

Top 11 Bác Sĩ Chữa Vảy Nến Giỏi Ở Hà Nội Và TP HCM

Vảy nến là chứng bệnh ngoài da khá nhiều người mắc phải, gây ra nhiều khó chịu. Để chữa khỏi...

“ĐÁNH BAY” vảy nến sau 1 liệu trình nhờ phác đồ 3 TÁC ĐỘNG toàn...

Vảy nến là một trong những thể viêm da mãn tính khó điều trị dứt điểm hiện nay. Vì vậy,...
Bệnh Vảy Nến Hồng: Nguyên Nhân, Biểu Hiện, Cách Chữa Trị

Bệnh Vảy Nến Hồng

Bệnh vảy nến hồng được đánh giá là một bệnh lý ngoài da khá lành tính. Tuy nhiên, những biểu...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top