Vảy Nến Toàn Thân

Vảy nến toàn thân là bệnh da tự miễn rất khó điều trị. Các biểu hiện của bệnh là da tróc vảy, đỏ da, có thể kèm theo mủ, gây ngứa ngáy, khó chịu. Bệnh lý có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi bao gồm cả trẻ nhỏ. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin chi tiết, cần thiết về bệnh, mời quý bạn đọc cùng tham khảo. 

Vảy nến toàn thân là bệnh gì?

Bệnh vảy nến là một tình trạng viêm da mãn tính phổ biến, tỷ lệ người mắc bệnh này là khoảng từ 2 – 3% dân số. Đối với người bình thường quá trình thay da cũ bằng tế bào da mới sẽ mất vài tuần, tuy nhiên ở người mắc bệnh vảy nến thời gian này sẽ diễn biến nhanh hơn khoảng 10 lần.

Vảy nến toàn thân hay còn được gọi với tên khác là vảy nến đỏ da toàn thân. Bệnh thường tiến triển từ những người đã bị vảy nến thế giọt hoặc do biến chứng của bệnh vảy nến thể nhẹ và không được điều trị triệt để với phương pháp phù hợp.

Vảy nến toàn thân là dạng nặng nhất của bệnh vảy nến
Vảy nến toàn thân là dạng nặng nhất của bệnh vảy nến

Vảy nến toàn thân là dạng nặng nhất của căn bệnh vảy nến, vì thế, nó có thể gây ra rất nhiều biến chứng nếu như không có biện pháp can thiệp phù hợp. Cảm giác khó chịu đặc trưng của bệnh lý là các cơn đau, ngứa ngáy âm ỉ ở vùng cơ thể mắc bệnh.

Bệnh lý cũng gây ảnh hưởng rất lớn tới ngoại hình và tinh thần của người mắc. Đồng thời người bệnh có thể gặp phải các biến chứng liên quan tới tim mạch và xương khớp nếu như không có biện pháp điều trị vảy nến toàn thân phù hợp, hiệu quả.

Tổng hợp các nguyên nhân gây ra bệnh lý vảy nến toàn thân

Nguyên nhân gây ra chứng bệnh vẩy nến đỏ da toàn thân hiện nay vẫn chưa được xác định chính xác. Tuy vậy, nhiều chuyên gia cho rằng sự suy yếu của hệ miễn dịch là căn nguyên gây ra bệnh lý này.

Một số nghiên cứu cũng cho thấy những bệnh nhân mắc vảy nến thường xuất hiện tình trạng dư thừa tế bào T. Đây là tế bào bạch cầu có chức năng chống lại vi khuẩn và virus. Tuy vậy, khi các tế bào này lầm tưởng tế bào khỏe mạnh của cơ thể chính là virus gây hại thì chúng sẽ tấn công lại hệ thống tế bào này.

Điều này có thể khiến các tế bào da sản sinh nhiều bất thường, gây ra bệnh lý vảy nến toàn thân. Ngoài ra, vảy nến đỏ da toàn thân còn có thể xuất hiện do những nguyên nhân khác như sau:

Lạm dụng thuốc kháng viêm là nguyên nhân gây bệnh
Lạm dụng thuốc kháng viêm là nguyên nhân gây bệnh
  • Do tình trạng da bị cháy nắng.
  • Do bạn đột ngột ngưng sử dụng một số loại thuốc điều trị vảy nến.
  • Do nhiễm trùng hoặc lạm dụng các thuốc kháng viêm.
  • Do dùng quá nhiều rượu.
  • Căng thẳng kéo dài kèm theo thường xuyên bị phản ứng dị ứng.

Tóm lại, vảy nến toàn thân có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, muốn xác định rõ lý do vì sao mắc bệnh, bạn nên tới cơ sở y tế để được bác sĩ kiểm tra, thăm khám.

Dấu hiệu nhận biết

Muốn xác định bản thân có mắc bệnh vảy nến toàn thân hay không, bạn cần phải nắm bắt được các dấu hiệu nhận biết căn bệnh. Theo bác sĩ chuyên khoa, dấu hiệu đặc trưng của bệnh lý là tình trạng các mảng da tổn thương dạng vảy trắng. Thể thông thường thì vảy nến sẽ ở thể chấm hoặc thể giọt, thể đồng tiền (thường có kích thước từ 1-3cm), còn thể mảng (kích thước sẽ từ 5 tới 10cm).

Triệu chứng vảy nến lâm sàng sẽ thường gặp tại các vùng tổn thương ở móng, da, khớp hoặc niêm mạc. Những biểu hiện cụ thể của tình trạng vảy nến từng khu vực trên da như sau:

Da bị ửng đỏ kèm theo vảy trắng là dấu hiệu nhận biết của bệnh
Da bị ửng đỏ kèm theo vảy trắng là dấu hiệu nhận biết của bệnh
  • Vảy nến xuất hiện ở da: Biểu hiện ban đầu là da bị ửng đỏ, xuất hiện vảy trắng khác biệt rõ ràng so với vùng da lành. Kích thước vị trí da tổn thương sẽ thay đổi, vùng khoanh hình tròn, hình bầu dục hoặc vòng cung. Bạn sẽ cảm thấy da bị khô ráp, bong khỏi bề mặt và xếp chồng nhiều lớp lên nhau.
  • Vảy nến ở móng: Biểu hiện rõ rệt nhất của tình trạng vảy nến ở móng đó là lớp sừng mọc dày trên bề mặt móng chân và móng tay. Các chấm lõm xuất hiện ở trên bề mặt móng, màu trắng đục giống như xà cừ.
  • Vảy nến ở khớp: Tình trạng thường diễn ra ở vùng đầu gối, mắt cá chân hay khuỷu tay. Triệu chứng đặc trưng nhất là đau khớp, viêm da khớp đỏ. Mắt thường có thể nhìn thấy các biểu hiện ngoài da, vùng đầu khớp có biểu hiện mất vôi ở đầu xương, tổn thương xương hoặc dính khớp.
  • Vảy nến niêm mạc: Phổ biến nhất là vảy nến xuất hiện ở niêm mạc quy đầu, da tổn thương thường có màu hồng và không thâm nhiễm. Ở dạng này, vảy nến thường không có vảy, tiến triển mạn tính. Nếu bệnh xuất hiện ở lưỡi và mắt thì bệnh nhân có thể kèm theo các biến chứng liên quan như viêm giác mạc, viêm kết mạc, viêm lưỡi, viêm mí mắt.

Bệnh vảy nến toàn thân có nguy hiểm hay không?

Chuyên gia cho biết vảy nến là bệnh dễ mắc phải và ít gây biến chứng nguy hiểm cho người mắc. Tuy nhiên với bệnh vảy nến toàn thân thì lại khác, dù vảy nến toàn thân khá hiếm gặp nhưng lại rất dễ gây ra các biến chứng nguy hiểm, nghiêm trọng.

Bệnh lý nếu không được can thiệp sớm có thể gây ảnh hưởng tới gần như toàn bộ cơ thể, làm vùng da bỏng rát, lan rộng. Trong trường hợp không được điều trị đúng cách, kịp thời, bệnh nhân rất có thể sẽ gặp phải những vấn đề ảnh hưởng tới sức khỏe sau đây:

  • Cơ thể dần bị mất nước, protein.
  • Vùng da đang viêm bị sưng to do cơ thể tích tụ nước.
  • Nhiễm trùng huyết.
  • Viêm phổi.
  • Suy tim kèm theo sưng huyết.
Vảy nến toàn thân nếu không được điều trị có thể dẫn tới viêm phổi
Vảy nến toàn thân nếu không được điều trị có thể dẫn tới viêm phổi

Ngoài ra, bệnh nhân mắc vảy nến toàn thân còn có nguy cơ cao bị nhiều bệnh lý khác như hội chứng chuyển hóa hay tim mạch. Bên cạnh đó, việc phải sử dụng nhiều loại thuốc tây điều trị vảy nến có thể khiến bệnh nhân chịu ảnh hưởng một số tác dụng phụ khác.

Trường hợp sử dụng thuốc tây quá liều có thể gây biến chứng teo da, ảnh hưởng tới sức khỏe gan, thận, gây xơ gan, suy gan, viêm cầu thận, suy thận,… Với phụ nữ mang thai, nếu sử dụng thuốc không đúng cách thì có thể dẫn tới nhiều dị tật ở thai nhi.

Vì thế việc điều trị chứng vảy nến toàn thân cũng cần hết sức thận trọng, tuân thủ hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Bệnh vảy nến có lây hay không?

Bác sĩ chuyên khoa cho biết, bệnh vảy nến nói chung không phải là bệnh truyền nhiễm nên các triệu chứng bệnh sẽ không không lây qua tiếp xúc thông thường. Người mắc bệnh có thể sinh hoạt với cùng môi trường của người bình thường và không lo lắng tới việc truyền nhiễm.

Tuy vậy, việc điều trị vảy nến toàn thân cần được thực hiện càng sớm càng tốt do vùng da tổn thương có thể lan nhanh tới các vùng cơ thể lân cận. Nguyên nhân lây lan được xác định là do hệ thống miễn dịch của da bị yếu, dễ dàng hình thành các tổn thương ở trên da.

Bên cạnh đó, mức độ lan rộng nhanh hay chậm sẽ còn phụ thuộc vào dạng vảy nến đang mắc phải. Đối với dạng vảy ban đỏ thì sẽ nhanh chóng lan rộng ra toàn cơ thể, tiến triển phức tạp với nhiều triệu chứng đe dọa trực tiếp tới sức khỏe của người mắc.

Vảy nến có nhiều khả năng sẽ lây lan nếu như bệnh nhân thường xuyên gãi, chủ quan trong điều trị. Hiện nay chưa có thuốc đặc hiệu điều trị vảy nến toàn thân. Các phương thức chữa bệnh nhằm giảm nguy cơ lây lan, đồng thời ngăn chặn các đợt vảy nến sau đó bùng phát.

Cũng cần phải chú ý hơn, ở những người bệnh có tiền sử gia đình từng mắc vảy nến hoặc người có hệ thống miễn dịch suy yếu thì nguy cơ tái phát bệnh sẽ cao hơn so với người khỏe mạnh. Ngoài ra, những ai đang làm việc ở các môi trường kém chất lượng sẽ có nguy cơ cao khiến vảy nến lây lan nhanh chóng.

Biện pháp điều trị hiệu quả

Bác sĩ chuyên khoa khuyên người bệnh nên điều trị vảy nến càng sớm càng tốt. Bệnh nhân có thể sử dụng các loại thuốc bôi ngoài da, thuốc tây, sử dụng quang hóa liệu pháp, thuốc Đông y. Các bài thuốc Nam, thuốc Đông y cũng có thể giúp khắc phục những triệu chứng mà bệnh lý này gây ra.

Tổng hợp biện pháp điều trị vảy nến toàn thân bằng Tây y

Hiện nay có nhiều loại thuốc Tây giúp ngăn chặn sự lan rộng các tổn thương do vảy nến gây ra. Những loại thuốc thường được bác sĩ chỉ định cho bệnh nhân bao gồm:

  • Asen.
  • Bismut.
  • Thuốc kháng sinh.
  • Interferon.
  • Corticoid.
  • Cyclosporine.
  • Các thuốc bạt sừng, chống viêm.
Kem bôi làm giảm đau rất, tấy đỏ được nhiều bệnh nhân lựa chọn
Kem bôi làm giảm đau rất, tấy đỏ được nhiều bệnh nhân lựa chọn

Ưu điểm khi sử dụng thuốc Tây để điều trị tình trạng vảy nến toàn thân đó là cho tác dụng nhanh, biểu hiện sưng viêm và bong tróc da được cải thiện mau chóng. Tuy nhiên, nếu không tuân thủ liều lượng và chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, việc lạm dụng có thể gây tác dụng phụ, ảnh hưởng tới sức khỏe.

Ngoài dùng thuốc Tây, bệnh nhân cũng có thể áp dụng biện pháp quang hóa liệu pháp để cải thiện các biểu hiện do vảy nến toàn thân gây ra. Đánh giá của chuyên gia cho thấy, hiệu quả điều trị có thể đạt từ 80 tới 90%. Tuy nhiên, tỷ lệ tái phát sau khi điều trị bằng phương pháp này lại có thể lên tới 40%.

Những lưu ý để phòng bệnh vảy nến toàn thân

Vảy nến toàn thân là một tình trạng hiếm gặp, tuy nhiên lại có thể để lại nhiều biến chứng nghiêm trọng. Vì thế, bên cạnh việc thăm khám, điều trị bệnh sớm, bạn cần thực hiện các biện pháp nhằm phòng ngừa nguy cơ tái phát. Những lưu ý dưới đây là gợi ý từ bác sĩ chuyên gia:

  • Tuân thủ tuyệt đối chỉ định của bác sĩ chuyên gia trong quá trình điều trị vảy nến để đạt hiệu quả cao nhất.
  • Luôn luôn giữ tâm trạng thoải mái và vui vẻ, tránh tình trạng mệt mỏi và căng thẳng kéo dài.
  • Hạn chế việc sử dụng các chất kích thích và thuốc lá bởi chúng có thể khiến tình trạng của bạn nặng thêm.
  • Bảo vệ da, tránh việc tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, đồng thời thường xuyên thoa kem dưỡng ẩm cho da.
  • Không sử dụng các dòng xà phòng, sữa tắm trong thời gian bị bệnh vảy nến toàn thân.
  • Tránh dùng các dòng thực phẩm nhiều dầu mỡ, cay nóng hoặc thức ăn quá lạnh, đồng thời nên tăng cường rau xanh, trái cây vào chế độ ăn hàng ngày.
  • Bạn nên xây dựng thực đơn hàng ngày với chế độ ăn đủ chất đồng thời bổ sung thêm nước hàng ngày.
  • Bạn cũng nên thăm khám da liễu khi nghi ngờ đang bị nhiễm khuẩn da hoặc trên da xuất hiện mụn mủ.
  • Nếu có dấu hiệu ngứa da toàn thân và kèm theo sốt, đau nhức cơ thể thì nên liên hệ bác sĩ ngay để được kiểm tra.

Trên đây là toàn bộ những thông tin giải thích vảy nến toàn thân là bệnh gì và cách điều trị. Người mắc nên tới cơ sở y tế để được thăm khám, kiểm tra và có phác đồ chữa bệnh phù hợp, đem lại hiệu quả cao.

Array

Chia sẻ

Cách chữa
Thuốc chữa
Dinh dưỡng
Bệnh Vảy Nến Hồng: Nguyên Nhân, Biểu Hiện, Cách Chữa Trị

Bệnh Vảy Nến Hồng

Bệnh vảy nến hồng được đánh giá là một bệnh lý ngoài da khá lành tính. Tuy nhiên, những biểu...
Top 11 Bác Sĩ Chữa Vảy Nến Giỏi Ở Hà Nội Và TP HCM

Top 11 Bác Sĩ Chữa Vảy Nến Giỏi Ở Hà Nội Và TP HCM

Vảy nến là chứng bệnh ngoài da khá nhiều người mắc phải, gây ra nhiều khó chịu. Để chữa khỏi...

“ĐÁNH BAY” vảy nến sau 1 liệu trình nhờ phác đồ 3 TÁC ĐỘNG toàn...

Vảy nến là một trong những thể viêm da mãn tính khó điều trị dứt điểm hiện nay. Vì vậy,...
Mẹ Bầu Bị Vảy Nến Khi Mang Thai Có Nguy Hiểm Không

[Giải Đáp] Mẹ Bầu Bị Vảy Nến Khi Mang Thai Có Nguy Hiểm Không

Bị vảy nến khi mang thai là tình trạng không hiếm gặp, khiến nhiều mẹ bầu lo lắng và hoang...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top