Chữa Viêm Khớp Dạng Thấp Bằng Thuốc Nam
Chữa viêm khớp dạng thấp bằng thuốc Nam có nguồn gốc từ lâu đời, được nhiều người đánh giá hiệu quả. Các bài thuốc Nam đều có thành phần từ 100% thảo dược, do vậy hoàn toàn lành tính và không có tác dụng phụ. Ngoài ra thuốc Nam có thể sử dụng đồng thời để điều trị và phòng ngừa bệnh lâu dài.
11 cách chữa viêm khớp dạng thấp bằng thuốc Nam
Những bài thuốc Nam đều sử dụng nguyên liệu là thảo dược thiên nhiên nên dễ tìm, dễ thực hiện. Tuỳ thuộc vào từng tình trạng mà người bệnh có thể áp dụng những cách chữa viêm khớp dạng thấp bằng thuốc Nam dưới đây:
Chữa viêm khớp dạng thấp bằng thuốc Nam từ Đại táo
Đại táo được xem là vị thuốc cổ truyền được sử dụng trong nhiều bài thuốc mang lại tác dụng lưu thông khí huyết, bồi bổ nguyên khí. Ngoài ra, nguyên liệu này còn giúp ổn định tình trạng bệnh xương khớp và hỗ trợ làm lành vết thương hiệu quả.
Nguyên liệu: 5 quả đại táo, 15g quế chi, 8g cam thảo bắc.
Cách thực hiện:
- Đem tất cả các vị thuốc trên rửa sạch rồi cho vào nồi dùng sắc thuốc.
- Thêm vào nồi thuốc 400ml nước, đun nóng cho đến khi còn khoảng 200ml thì ngừng.
- Bạn thêm vào khoảng 50gr đường kính trắng, chia phần nước thuốc thành 2 lần uống trong ngày.
Bài thuốc từ Tần Cửu
Tần cửu còn có tên gọi khác là tần giao, vị thuốc này có tác dụng khử phong thấp trừ hàn. Đồng thời, tần cửu còn giúp lưu thông huyết mạch giúp nhanh lành vết thương.
Nguyên liệu: 12gr tần cửu, 8gr độc hoạt, 10gr uy linh tiên, 10gr bạch chỉ.
Cách thực hiện:
- Tiến hành sơ chế các vị thuốc, cho tất cả chúng vào ấm sắc và thêm khoảng 1000ml nước vào.
- Đun đến khi nồi thuốc sôi còn lại khoảng 2 bát nước thì ngừng đun.
- Người bệnh chia đều thuốc thành 3 liều uống sau ăn, dùng hết trong ngày.
Thuốc Nam chữa viêm đa khớp dạng thấp từ cây cà gai leo
Vị thuốc cà gai leo được chứng minh là có chứa thành phần kháng viêm tự nhiên. Cà gai leo còn tốt cho chức năng chuyển hoá ở gan, phù hợp sử dụng cho người bệnh bị mắc xương khớp kém chuyển hoá.
Nguyên liệu: 300gr cà gai leo, 100gr khúc khắc, 100gr cỏ xước, 100gr quế chi, 80gr tất bát, 2000ml rượu trắng.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch các dược liệu trên rồi đem phơi khô, sau đó tán thành bột khô.
- Dùng một chiếc bình thuỷ tinh, đổ vào rượu trắng và phần bột đã chuẩn bị, đậy kín nắp bình trong 15 ngày.
- Mỗi lần sử dụng một chén nhỏ 15ml trong mỗi bữa ăn, thực hiện 2 lần/ngày.
Chữa viêm khớp dạng thấp bằng thuốc Nam với Cà tím
Thuốc Nam trị viêm khớp dạng thấp với nguyên liệu là cà tím được thực hiện rất đơn giản và tiện sử dụng. Người bệnh thực hiện quy trình theo các bước chỉ dẫn dưới đây.
Nguyên liệu: 1 quả cà tím, 100gr muối trắng.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch cà tím rồi sau đó ngâm với nước muối loãng trong khoảng 10 phút.
- Sắc cà tím thành từng lát mỏng, đun một nồi nước ấm rồi cho cà tím vào đun tiếp 5 phút nữa.
- Tắt bếp và tiếp tục ngâm cà tím đến khi nguội.
- Chắt lấy nước cho vào chai bảo quản để dùng dần trong 3-4 ngày.
- Mỗi lần sử dụng lấy một phần nước cà tím, thêm vào vài giọt dầu oliu rồi thoa trực tiếp lên vị trí đau xương khớp.
Bài thuốc từ Quế chi
Theo Đông y, quế chi có vị ngọt cay và tính ấm. Quế chi thường được dùng trong các bài thuốc Nam bởi mang lại tác dụng vượt trội. Sử dụng quế chi kết hợp với mật ong sẽ mang lại hiệu quả với người bệnh viêm khớp dạng thấp tăng lên gấp bội.
Nguyên liệu: 20gr bột quế chi, 100gr mật ong.
Cách thực hiện:
- Dùng 2 bột thìa cà phê quế chi cho vào cốc nước, thêm vào 4 thìa mật ong, đổ thêm 100ml nước đun sôi vào khuấy đều.
- Mỗi ngày người bệnh uống 2 cốc vào buổi sáng sau khi ngủ dậy và trước khi đi ngủ vào buổi tối.
Mộc miên chữa viêm khớp dạng thấp
Vị thuốc mộc miên được biết đến với tác dụng tăng dẻo dai xương khớp và bền vững thành mạch. Theo các nghiên cứu Tây y, mộc miên giúp giảm mỡ máu, giãn mạch và điều hoà huyết áp ở độ tuổi trên 50 rất hiệu quả.
Nguyên liệu: 320gr mộc miên, 300gr đan sâm, 250gr hương thảo, 1000ml rượu trắng.
Cách thực hiện:
- Mang rửa sạch tất cả các nguyên liệu, sau đó đem phơi khô rồi cắt thành lát mỏng.
- Cho tất cả các dược liệu đã sơ chế vào hũ rượu trắng 1000ml, đậy kín lại và để ủ trong vòng 10 ngày.
- Người bệnh viêm khớp sử dụng 20ml/lần trong mỗi bữa ăn.
- Mỗi ngày thực hiện 1-2 lần là đủ liều.
Chữa viêm khớp dạng thấp bằng thuốc Nam từ Ngải cứu
Ngải cứu còn có tên gọi khác là ngải diệp, vị đắng, tính bình. Theo y học hiện đại ngải cứu có tác dụng chống viêm giảm đau rất tốt. Vị thuốc này thường được sử dụng kết hợp với mật ong để điều trị viêm khớp dạng thấp.
Nguyên liệu: 30gr ngải diệp, 100gr mật ong.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch ngải cứu, ngâm trong nước muối loãng để loại bỏ hết tạp chất để ráo nước.
- Dùng cối giã nát ngải cứu, sau đó dùng miếng vải gạc vắt lấy phần nước.
- Thêm 100gr mật ong vào cùng nước ngải cứu trộn thành hỗn hợp đồng nhất.
- Người bệnh chia phần nước này thành 4-5 lần dùng trong ngày.
- Nếu cảm thấy còn đắng có thể thêm 1 thìa mật ong nữa, bạn cũng không nên thêm quá nhiều sẽ làm mất tác dụng.
- Sử dụng ngải cứu chữa viêm khớp trước bữa ăn sẽ phát huy hiệu quả tốt hơn khi dùng sau bữa ăn.
Bài thuốc từ Trinh nữ hoàng cung
Cây trinh nữ hoàng cung còn có tên gọi khác là náng lá rộng, được xem là vị thuốc Nam điều trị bách bệnh. Dược liệu này có hiệu quả trong việc điều trị viêm khớp dạng thấp nhờ vào các thành phần hoạt chất vốn có. Bên cạnh đó còn giúp hỗ trợ phục hồi chức năng và cung cấp thêm các chất dinh dưỡng cho cơ thể.
Nguyên liệu: 30gr rễ trinh nữ hoàng cung, 30gr ngưu tất nam, 20gr cây xoan leo, 1 cây sả.
Cách thực hiện:
- Bạn cần rửa sạch tất cả các vị thuốc trên, cắt lát rồi mang phơi khô tự nhiên.
- Sau khi các vị thuốc đã khô mang đi sao vàng trên chảo nóng, rồi cho vào ấm sắc thuốc.
- Thêm vào ấm thuốc 1000ml nước, đun đến khi cạn còn lại 200ml nước thuốc thì dừng lại.
- Chia thuốc làm 3 phần sử dụng trong ngày, uống sau bữa ăn là tốt nhất.
Bài thuốc với Tất bát
Vị thuốc tất bát thường được sử dụng trong các bài thuốc Nam. Đây là dược liệu có tính ôn, tác dụng khử phong thấp rất hiệu quả và dễ thực hiện. Ngoài ra, vị thuốc này lại có sẵn và dễ tìm nên rất tiện cho người bệnh khi sử dụng lâu dài.
Nguyên liệu: 10-20 lá tất bát.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch tất, để cho ráo nước rồi thực hiện vò nát.
- Cho dược liệu vừa sơ chế vào ấm sắc, thêm 1000ml nước vào ấm và đun đến khi sôi.
- Đun đến khi thấy còn 2-3 bát nước thuốc thì dừng, chia nước thành 4-5 phần sử dụng trong ngày.
- Người bệnh nên uống gần các bữa ăn để tránh bị khó chịu hoặc buồn nôn và hấp thụ được tốt nhất.
Chữa viêm khớp dạng thấp bằng thuốc Nam từ cây Bạch liêm
Trong dân gian bạch là vị thuốc quý, thường được dùng để tiêu phù thũng, khử phong trừ thấp. Bạch liêm có tính mát nên khi sử dụng sẽ không gây nóng khó chịu hoặc gây độc hại cho gan. Với dược liệu này có thể sử dụng đơn độc hoặc phối hợp với các vị thuốc khác để tăng cường tác dụng.
Nguyên liệu: 15gr bạch liêm, 15gr cỏ ngươi, 15gr chùm gửi, 15gr cỏ xước, 15gr tất bát.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch các nguyên liệu đã chuẩn bị, rồi phơi khô cho ráo nước.
- Cho dược liệu vào ấm sắc thuốc, thêm vào 600ml nước, sắc đến khi còn khoảng 2 bát thuốc nhỏ thì dừng lại.
- Người bệnh sử dụng 2-3 lần, uống hết trong ngày.
Cây đỗ trọng chữa viêm khớp dạng thấp
Đỗ trọng có tác dụng giúp gân cốt dẻo dai, chắc khỏe, kháng viêm và giảm đau tốt. Bên cạnh đó, theo nghiên cứu y học hiện đại còn nhận thấy dược liệu giúp giảm cholesterol, giãn mạch và hạ huyết áp đối với bệnh nhân huyết áp cao.
Nguyên liệu: 320gr đỗ trọng, 320gr đan sâm, 200gr xuyên khung, 1 lít rượu trắng.
Cách thực hiện:
- Tất cả các dược liệu đem rửa sạch, thái vụn rồi ngâm với rượu trắng.
- Ngâm trong khoảng 5 ngày thì có thể mang ra sử dụng.
- Người bệnh uống 2 lần/ngày, mỗi lần khoảng 20-30ml.
Cần lưu ý gì khi dùng thuốc nam trị viêm khớp dạng thấp?
Phương pháp chữa viêm khớp dạng thấp bằng thuốc Nam khá an toàn, không gây thương tổn và ít ảnh hưởng đến gan thận. Nếu người bệnh áp dụng đúng bài thuốc thì tình trạng viêm đau sẽ bị đẩy lùi. Tuy nhiên, nhiều trường hợp bệnh nhân vì muốn nhanh khỏi nên đã thực hiện sai biện pháp. Từ đó khiến triệu chứng bệnh trở nên nặng hơn, thời gian điều trị cũng kéo dài và khó khăn hơn. Vì vậy để chữa đau khớp dạng thấp thuận lợi, hiệu quả người bệnh nên chú ý những vấn đề sau:
- Hoạt chất của nam dược có tác dụng chậm nên cần thời gian để thẩm thấu. Do đó, người bệnh không nên nóng vội, cần kiên trì áp dụng hàng ngày để thu được kết quả tốt nhất.
- Kết quả điều trị của mỗi người có sự khác biệt, bởi lẽ hiệu quả của dược liệu thuốc Nam còn phụ thuộc vào cơ địa và tình trạng bệnh lý.
- Phương pháp chữa viêm khớp bằng thuốc Nam chỉ phù hợp với người bệnh ở giai đoạn đầu. Với những bệnh nhân nặng cần tham khảo bác sĩ trước khi thực hiện.
- Thời gian áp dụng thuốc Nam là 2 tuần, nếu như bệnh không khỏi bạn cần gặp bác sĩ để thay đổi cách điều trị.
- Trong quá trình điều trị người bệnh nên kết hợp với lối sống mạnh khỏe cùng chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng.
- Nên bổ sung thực phẩm giàu vitamin D, canxi, omega-3,… Đồng thời, bệnh nhân cần hạn chế sử dụng nhóm đồ ăn chứa chất gây viêm như thịt đỏ, bánh ngọt, đồ ăn nhanh, đồ chiên, thức uống có gas,…
- Bệnh nhân cũng nên tập thể dục thể thao nhẹ nhàng hàng ngày nhằm giúp xương chắc khỏe, linh hoạt hơn và nâng cao hệ miễn dịch, giúp thư giãn tinh thần.
- Người bệnh viêm khớp dạng thấp nên hạn chế vận động mạnh, không ngồi sai tư thế, không tạo áp lực gây căng thẳng, mệt mỏi.
- Để đảm bảo sức khỏe người bệnh nên trao đổi với bác sĩ trước khi áp dụng các bài thuốc chữa thuốc Nam để nhận được thông tin chính xác.
Trên đây là danh sách 11 cách chữa viêm khớp dạng thấp bằng thuốc Nam được nhiều bệnh nhân tin dùng. Người bệnh nên xem xét và sử dụng các loại thảo dược phù hợp với tình trạng của bản thân. Hy vọng với những bài thuốc trên sẽ giúp bạn giảm đau, sớm kiểm soát bệnh viêm khớp dạng thấp.
ArrayChữa viêm khớp cùng chậu ở đâu hiệu quả nhất là một trong những vấn đề khiến không ít người bệnh băn khoăn. Hiện nay, tại Việt Nam có rất nhiều cơ sở y tế từ công lập đến tư nhân đảm bảo đầy đủ trang thiết bị cũng như đội ngũ bác sĩ chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm. Bạn đọc hãy cùng với bài viết sau đây khám phá top 7 địa chỉ uy tín, chất lượng hiện nay nhé! Chữa viêm khớp cùng chậu ở đâu Hà Nội? Viêm khớp cùng chậu là tình trạng viêm đau tại...
Xem chi tiếtViêm khớp phản ứng có hết không là mối lo của rất nhiều người bệnh. Viêm khớp phản ứng là bệnh lý về xương khớp xuất hiện sau khi nhiễm khuẩn và có khả năng tái phát. Bệnh lý này có hết hay không phụ thuộc vào thể trạng cũng như yếu tố di truyền của người bệnh. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn giải đáp rõ thông tin này. Bệnh viêm khớp phản ứng có hết không? Viêm khớp phản ứng là bệnh viêm khớp thứ phát, xuất hiện sau khi bị nhiễm khuẩn ở những vị trí...
Xem chi tiếtĐau khớp là bệnh lý phổ biến thường gặp có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Bệnh lý này có thể khiến bệnh nhân suy giảm hoặc mất khả năng vận động hoàn toàn. Một trong những thắc mắc được rất nhiều người bệnh quan tâm là đau khớp có nên tập thể dục không. Bài viết sau sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc về luyện tập thể dục cho người bị đau xương khớp ở trên. Người bị đau khớp có nên tập thể dục hay không? Đau khớp là tình trạng sụn khớp ở vị trí...
Xem chi tiếtĐau khớp háng có nên đi bộ không là một trong những vấn đề gây tranh cãi trong thời gian gần đây. Trên thực tế, đây là bộ môn thể thao phù hợp với những người bị đau nhức xương khớp tuy nhiên bệnh nhân phải nắm rõ được kỹ thuật cũng như thật cẩn trọng trong quá trình luyện tập. Người bị đau khớp háng có nên đi bộ không? Khớp háng là một trong những khớp xương lớn nhất trên cơ thể con người, chính vì vậy mà nó thường dễ dàng gặp nhiều vấn đề như đau...
Xem chi tiếtViệc mắc bệnh lý về xương khớp khiến nhiều người e ngại, cân nhắc khi thực hiện các hoạt động thể thao. Cũng chính bởi điều này khiến viêm khớp gối có nên đi bộ không trở thành một trong những thắc mắc của nhiều người. Vậy, đáp án của vấn đề này là gì và có cách đi bộ phù hợp cho người mắc viêm khớp gối hay không? [caption id="attachment_5431" align="aligncenter" width="768"] Viêm khớp gối có nên đi bộ không là thắc mắc của rất nhiều người[/caption] Viêm khớp gối có nên đi bộ không? Khi mắc bệnh...
Xem chi tiết
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!