Điều Trị Viêm Quanh Khớp Vai
Viêm quanh khớp vai là một bệnh mãn tính, tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại gây khó khăn trong lao động, sinh hoạt và ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống người bệnh. Chính vì vậy, việc tìm hiểu các phương pháp điều trị viêm quanh khớp vai đang được nhiều người quan tâm. Để biết rõ thêm thông tin chi tiết, bạn đọc có thể tham khảo bài viết dưới đây.
Các phương pháp điều trị viêm quanh khớp vai hiệu quả nhất
Viêm quanh khớp vai là được nhắc đến để chỉ các bệnh lý viêm các bộ phận, cấu trúc xung quanh khớp vai như: Gân, cơ, dây chằng, bao khớp…Theo thống kê, Việt Nam có 2% dân số bị viêm quanh khớp vai chiếm 12,5 % trong tổng số người mắc các bệnh về xương khớp. Bất kỳ độ tuổi nào cũng có thể bị đau vai nhưng thường gặp nhất là nam giới hay những người cao tuổi.
Trong nền y học hiện đại, có rất nhiều phương pháp điều trị bệnh viêm đau khớp vai. Dưới đây là bài viết tổng hợp các phương pháp điều trị viêm quanh khớp vai hiệu quả nhất.
Sử dụng thuốc Tây Y chữa đau khớp vai
Sử dụng thuốc Tây điều trị viêm đau khớp vai có ưu điểm là cho hiệu quả nhanh chóng. Tuy nhiên, thuốc Tây y có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nếu người bệnh lạm dụng hoặc uống không đúng cách. Chính vì vậy, bệnh nhân chỉ sử dụng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ hoặc các bác sĩ chuyên khoa.
Trong Tây Y có hai hướng điều trị chính cho bệnh nhân bị viêm quanh khớp vai. Đó chính là điều trị nội khoa và điều trị ngoại khoa. Tùy theo mức độ và tình trạng của người bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị tốt nhất.
Điều trị nội khoa
Mục tiêu của điều trị nội khoa là giảm đau, chống viêm, duy trì khả năng vận động linh hoạt của khớp vai. Một số loại thuốc được bác sĩ chỉ định để điều trị viêm quanh khớp vai là:
- Thuốc giảm đau thông thường
Người bệnh sử dụng thuốc với mục đích giảm đau, chống viêm và ngăn ngừa các triệu chứng bệnh phát triển. Các thuốc giảm đau được sử dụng như: Acetaminophen 0,5g x 2-4 viên/ 24 giờ; acetaminophen kết hợp cùng với codein hoặc tramadol 2-4 viên/ 24 giờ.
- Thuốc chống viêm không steroid
Người bệnh có thể sử dụng một trong các loại thuốc chống viêm không steroid sau:
- Diclofenac 50mg x 2 viên/ 24 giờ.
- Piroxicam 20mg x 1 viên/ 24 giờ.
- Meloxicam 7,5mg x 1-2 viên /24 giờ.
- Celecoxib 200mg x 1-2 viên/ 24 giờ.
- Tiêm corticoid tại chỗ
Phương pháp trị liệu này áp dụng cho những người bị đau khớp vai đơn thuần. Thuốc được tiêm vào các vùng như: Bao gân, bao thanh dịch dưới cơ delta. Tiêm 1 lần duy nhất và có thể tiêm nhắc lại sau 3-6 tháng nếu bệnh nhân đau trở lại.
Thuốc tiêm được sử dụng là các loại muối của corticoid như :
- Methylprednisolon acetat 40mg.
- Betamethason dipropionat 5mg.
- Betamethasone sodium phosphate 2mg.
Tránh tiêm corticoid cho những bệnh nhân bị đứt gân bán phần do thoái hóa vì có thể dẫn đến hoại tử gân và gây đứt gân hoàn toàn.
- Nhóm thuốc ngăn ngừa tình trạng thoái hóa khớp
Người bệnh có thể sử dụng một trong hai loại thuốc sau: Glucosamin sulfat 1500mg x 1 gói/ 24 giờ và Diacerein 50mg : uống 1-2 viên mỗi ngày
- Tiêm huyết tương giàu tiểu cầu
Trường hợp này dùng cho những người bị đứt bán phần các gân mũ cơ quay do chấn thương ở bệnh nhân dưới 60 tuổi. Huyết tương giàu tiểu cầu là một chế phẩm từ máu, chứa hàm lượng tiểu cầu cao cũng như nhiều yếu tố tăng trưởng cùng các phân tử sinh học khác. Chúng có tác dụng kích thích khả năng phục hồi tự nhiên của cơ thể, đẩy nhanh quá trình tái tạo các mô tế bào bị tổn thương.
So với các phương pháp điều trị khác như sử dụng thuốc, phẫu thuật, nội soi thì PRP có ưu điểm vượt trội là an toàn (do sử dụng máu từ chính cơ thể người bệnh), trị dứt điểm nhanh các cơn đau, quá trình chữa trị nhẹ nhàng với phi phí vừa phải.
Điều trị ngoại khoa
Với những trường hợp bệnh nặng, điều trị nội khoa không cho kết quả như ý thì bác sĩ cần phải chỉ định điều trị ngoại khoa. Sau khi kiểm tra sức khỏe người bệnh, nếu có trường hợp giả liệt khớp vai, rách hoàn toàn gân cơ chóp xoay, bác sĩ sẽ yêu cầu phẫu thuật nối gân bị đứt. Người bệnh cần tái khám sau phẫu thuật từ 1-3 tháng theo chỉ định của bác sĩ.
Hiện nay có 3 phương pháp phẫu thuật chữa đau khớp vai được áp dụng phổ biến đó là: Cắt bỏ khớp vai, mổ nội soi khớp vai và phẫu thuật thay khớp vai. Ưu điểm của phương pháp này đó là rút ngắn thời gian điều trị, trị dứt điểm nhanh các cơn đau. Bên cạnh đó thì chi phí chữa bệnh cũng rất cao và đòi hỏi bác sĩ có tay nghề, chuyên môn vững vàng thực hiện.
Điều trị viêm quanh khớp vai bằng bài thuốc Nam
Sử dụng thuốc Nam để điều trị viêm khớp vai cũng đang được ưa chuộng hiện nay. Bởi các bài thuốc này rất dễ tìm, lành tính, hiệu quả và chi phí vô cùng rẻ. Nếu sử dụng đúng cách, hợp thuốc sẽ giúp người bệnh kiểm soát các cơn đau tức thì.
Một số bài thuốc mà người bị viêm quanh khớp vai có thể áp dụng như sau:
Cà gai leo: Cà gai leo hay còn gọi là cà vạnh, cà gai dây. Đây là thảo dược chứa nhiều hoạt chất flavonoid có khả năng chống oxy hóa mạnh, giúp kháng viêm, giảm sưng đau khớp và cải thiện các tình trạng bệnh viêm khớp vai nhanh chóng.
Cách thực hiện:
- Bài thuốc số 1: Lấy 10-20 g rễ cây cà gai leo khô cho vào ấm sắc lên uống hằng ngày. Mỗi ngày uống 1 lần.
- Bài thuốc số 2: Lấy cà gai leo (300g), cỏ xước (300g), thiên niên kiện (300g), thổ phục linh (300g), quế chi (100g), lá lốt (80g) đem phơi khô rồi tán nhỏ. Đem các vị thuốc trên ngâm với 5 lít rượu trắng trong 1 tuần là có thể sử dụng. Uống 2 lần/ngày, mỗi lần chỉ nên uống 1 chén nhỏ.
Gừng : Gừng là một trong những loại dược liệu tự nhiên được nhiều người dùng để chữa nhiều bệnh đau nhức về xương khớp. Trong gừng có chứa tinh dầu Zingiberen giúp giảm đau, giảm sưng, tạo cảm giác ấm nóng, dễ chịu cho người bệnh.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch 30g gừng và 200g vỏ bưởi tươi rồi đem đi xay nhuyễn.
- Đắp vào phần cơ thể bị đau trong khoảng 30 phút rồi đi rửa lại bằng nước sạch.
- Mỗi ngày thực hiện một lần. Người bệnh cố gắng duy trì đều đặn trong 1 tuần để thu được kết quả tốt nhất.
Cây trinh nữ: Cây trinh nữ hay còn được gọi là cây xấu hổ, cây cỏ thẹn. Đây là một loại cây nhỏ, mọc thành khóm lớn, gặp rất nhiều ở các vùng nông thôn. Theo y học cổ truyền, cây trinh nữ thuộc tính hàn, có vị ngọt, hơi se, có tác dụng an thần, giảm đau, tăng huyết áp. Có nghiên cứu chỉ ra rằng trong cây trinh nữ có hoạt chất flavonoid giúp chống viêm, chữa đau nhức xương khớp rất hiệu quả.
Cách thực hiện:
- Bài thuốc số 1: Thái mỏng rễ cây, đem rửa sạch rồi cho đi tẩm rượu. Mỗi ngày, người bệnh dùng 25-30g rễ cây sắc với 2 bát nước cho đến khi nước còn lại một nửa thì uống.
- Bài thuốc số 2: Lấy 20g rễ cây trinh nữ, 20g rễ cây cúc tần, 10 rễ cây đinh lăng và 10g rễ cây cam thảo dây cho vào ấm sắc cùng với 3 bát nước. Đun đến khi lượng nước trong ấm còn lại ⅓ thì đem đi uống.
Cây ngải cứu trắng : Ngải cứu có vị đắng, cay ấm có thể dùng để làm thuốc điều kinh, an thai, trị mụn. Hơn thế nữa, nó có thể chữa thần kinh tọa, đau nhức xương khớp rất tốt. Đây là bài thuốc hữu hiệu, được sử dụng rộng rãi trong dân gian.
Cách thực hiện:
- Sử dụng lá cây ngải cứu rửa sạch, trộn với một ít muối rồi hơ nóng.
- Đắp hỗn hợp đó lên vùng khớp vai bị đau cho đến khi bạn cảm thấy không còn nóng nữa.
- Kiên trì thực hiện hàng ngày sẽ giúp người bệnh giảm đau, sưng, khó chịu vùng xương khớp.
Điều trị viêm khớp vai bằng châm cứu
Châm cứu chữa viêm đau khớp có tác dụng điều hòa khí, thư giãn cơ thể, điều trị tình trạng ứ tắc, kém vận động tại các gân cơ. Đặc biệt, việc kết hợp châm cứu với sử dụng điện châm sẽ tác động vào các khối cơ ở khớp vai, thúc đẩy sản sinh ra chất kháng viêm, giảm đau nhanh chóng.
Thầy thuốc tiến hành thủ thuật châm cứu và các huyệt tại vùng cơ thể bị đau hoặc các kỳ huyệt như: Huyệt kiên tỉnh, kiên ngưng, kiêm trinh, thiên tông, trung phủ, tý nhu, tự cốt, vân môn, a thị.
Xoa bóp, bấm huyệt chữa đau khớp vai
Với bệnh đau khớp vai, bên cạnh việc điều trị theo phương pháp hiện đại, người bệnh có thể sử dụng cách bấm huyệt để hỗ trợ điều trị căn bệnh này. Bấm huyệt tác động trực tiếp vào da thịt, dây thần kinh và các mạch máu, giúp nâng cao khả năng hoạt động của hệ thần kinh.
Đây là phương pháp đơn giản, không cần bất kì dụng cụ hỗ trợ nào. Thầy thuốc sẽ chữa bệnh bằng cách sử dụng các thủ thuật như day, bóp, lăn, vờn…tác động vào các huyệt. Lưu ý, người bệnh nên tìm những chuyên viên có kỹ thuật hoặc những người có nhiều năm kinh nghiệm để tránh mất thời gian, tiền bạc mà không thu được kết quả như ý.
Chữa viêm khớp vai bằng vật lý trị liệu
Phương pháp vật lý trị liệu có tác dụng giúp người bệnh giảm nhanh các cơn đau, tăng cường sức mạnh các vùng cơ bắp, tăng khả năng vận động của các khớp, ngăn ngừa các biến chứng teo cơ, cứng khớp… Từ đó, giúp bệnh nhân có thể vận động, sinh hoạt bình thường.
- Chữa viêm khớp vai bằng nhiệt
Phương pháp này có tác dụng tăng cường tuần hoàn tại chỗ, giúp chống viêm sưng cũng như giảm đau quanh vùng vai. Chữa viêm đau khớp vai bằng vật lý trị liệu có thể giúp phân tán các chất trung gian gây viêm, thúc đẩy quá trình nuôi dưỡng và hồi phục thương tổn do viêm khớp gây ra.
Cách tiến hành rất đơn giản: Dùng túi nóng, cát nóng hoặc các thảo dược đã được hơ nóng, chườm lên vùng cơ thể bị đau. Không để vật nóng quá lâu một chỗ, tránh bị bỏng, rát da. Tránh sử dụng cách này cho các trường hợp viêm khớp kèm theo sưng đỏ, phù nề…
- Trị liệu bằng sóng ngắn
Sử dụng các bước sóng ngắn để chữa đau khớp vai cũng đang được sử dụng rộng rãi, phổ biến. Tác dụng chính của sóng ngắn là tăng nhiệt độ vùng cơ thể mà bước sóng này đi qua, từ đó tạo ra một số hiệu ứng sinh học như:
- Hỗ trợ giảm đau khi đi qua hạch giao cảm, ức chế các sợi dẫn truyền cảm giác đau.
- Kích thích hệ thần kinh làm việc hiệu quả, dẫn truyền và hỗ trợ phục hồi chức năng vận động của cơ thể.
- Giúp làm giãn mạch máu dựa trên tác dụng của nhiệt, giảm ứ đọng cũng như thúc đẩy quá trình lưu thông máu.
- Các bước sóng ngắn còn có tác dụng chống viêm khi đi qua vùng cơ thể bị tổn thương, làm tăng bạch cầu đến tổ chức viêm.
Các bước sóng ngắn, điện trường cao tần, sóng radio… được dùng trong trị liệu thường có bước sóng từ 11m ( tương đương tần số 27,12 MHz) đến 22m ( tần số 13.56 MHz). Hiện nay, người ta thường dùng các máy có bước sóng 11,2m.
- Laser cấp thấp
Phương pháp này sử dụng tia laser hoặc ánh sáng không tạo nhiệt để thâm nhập vào các mô bị tổn thương giúp giảm đau, giảm viêm và phục hồi khả năng vận động.
- Tia hồng ngoại
Đây là phương pháp mới trong điều trị viêm quanh khớp vai. Người bệnh được chữa trị bằng cách sử dụng phòng xông hơi bằng tia ngoại. Chúng có tác dụng làm ấm các khớp từ bên trong, giúp giãn cơ, thúc đẩy quá trình lưu thông máu.
Địa chỉ khám và chữa bệnh viêm khớp vai uy tín
Một số địa chỉ chữa viêm quanh khớp vai tốt nhất mà người bệnh có thể thăm khám như:
Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
Bệnh viện là nơi quy tụ nhiều chuyên gia, bác sĩ đầu ngành, hiện đang công tác tại các bệnh viện lớn, đồng thời là các Phó giáo sư, Giáo sư, Tiến sĩ giảng dạy tại trường Đại học Y Hà Nội. Do đó, bệnh viện đã trở thành nơi được nhiều bệnh nhân viêm quanh khớp vai tin tưởng lựa chọn.
- Địa chỉ: Số 1, đường Tôn Thất Tùng, phường Trung Tự, quận Đống Đa, Hà Nội
- Số điện thoại: 0982.873.112
- Thời gian: Thứ 2 đến Thứ 6: Sáng 6h00 – 12h00, Chiều từ 13h30 – 16h30. Riêng thứ 7 và chủ nhật ( 7h30-12h)
Bệnh viện Chợ Rẫy
Bệnh viện Chợ Rẫy được biết đến là một bệnh viện đa khoa trung ương cấp quốc gia nổi tiếng. Đây là nơi quy tụ nhiều bác sĩ, chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực xương khớp. Do đó, người bệnh có thể yên tâm hoàn toàn về chất lượng khám chữa bệnh ở đây.
- Địa chỉ: 201B đường Nguyễn Chí Thanh, phường 12, quận 5, TP. Hồ Chí Minh.
- Điện thoại: 028 3855 4137
- Giờ mở cửa: Từ thứ 2 – thứ 6 (6h-16h)
Những lưu ý khi điều trị viêm quanh khớp vai
Để quá trình điều trị thu được kết quả tốt nhất, bệnh nhân cần lưu ý những vấn đề sau:
- Chỉ dùng thuốc khi có sự chỉ định của bác sĩ, thầy thuốc. Người bệnh chú ý uống thuốc đúng liều lượng, đúng loại thuốc.
- Trước khi điều trị bệnh, người bệnh cần tìm hiểu rõ nguyên nhân cụ thể để tránh bỏ sót các bệnh có liên quan đến tim, phổi hay cột sống…
- Có thể kết hợp nhiều phương pháp để có kết quả điều trị tốt nhất. Nhưng cần tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn phương pháp điều trị hiệu quả nhất.
- Trong quá trình điều trị, tránh tác động mạnh gây tổn thương vùng khớp vai.
- Kết hợp ăn uống, ngủ nghỉ đầy đủ để cung cấp đủ chất dinh dưỡng cũng như để cho cơ thể có thời gian hồi phục, tái tạo năng lượng.
- Đến gặp bác sĩ, thăm khám sức khỏe định kỳ để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.
Với bài viết trên đây, hi vọng bạn đọc đã có những thông tin hữu ích nhất về việc điều trị viêm quanh khớp vai. Giống như nhiều bệnh khác, chữa viêm quanh khớp vai cần có sự kiên trì, chú trọng điều trị sớm cũng như cân bằng giữa chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng thích hợp để có kết cải thiện tình trạng sức khỏe tốt nhất. Trong quá trình điều trị, nếu người bệnh gặp bất kì biến chứng khác thường nào cần phải đi khám bác sĩ ngay lập tức.
Array
Chữa viêm khớp cùng chậu ở đâu hiệu quả nhất là một trong những vấn đề khiến không ít người bệnh băn khoăn. Hiện nay, tại Việt Nam có rất nhiều cơ sở y tế từ công lập đến tư nhân đảm bảo đầy đủ trang thiết bị cũng như đội ngũ bác sĩ chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm. Bạn đọc hãy cùng với bài viết sau đây khám phá top 7 địa chỉ uy tín, chất lượng hiện nay nhé! Chữa viêm khớp cùng chậu ở đâu Hà Nội? Viêm khớp cùng chậu là tình trạng viêm đau tại...
Xem chi tiếtViêm khớp phản ứng có hết không là mối lo của rất nhiều người bệnh. Viêm khớp phản ứng là bệnh lý về xương khớp xuất hiện sau khi nhiễm khuẩn và có khả năng tái phát. Bệnh lý này có hết hay không phụ thuộc vào thể trạng cũng như yếu tố di truyền của người bệnh. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn giải đáp rõ thông tin này. Bệnh viêm khớp phản ứng có hết không? Viêm khớp phản ứng là bệnh viêm khớp thứ phát, xuất hiện sau khi bị nhiễm khuẩn ở những vị trí...
Xem chi tiếtĐau khớp là bệnh lý phổ biến thường gặp có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Bệnh lý này có thể khiến bệnh nhân suy giảm hoặc mất khả năng vận động hoàn toàn. Một trong những thắc mắc được rất nhiều người bệnh quan tâm là đau khớp có nên tập thể dục không. Bài viết sau sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc về luyện tập thể dục cho người bị đau xương khớp ở trên. Người bị đau khớp có nên tập thể dục hay không? Đau khớp là tình trạng sụn khớp ở vị trí...
Xem chi tiếtĐau khớp háng có nên đi bộ không là một trong những vấn đề gây tranh cãi trong thời gian gần đây. Trên thực tế, đây là bộ môn thể thao phù hợp với những người bị đau nhức xương khớp tuy nhiên bệnh nhân phải nắm rõ được kỹ thuật cũng như thật cẩn trọng trong quá trình luyện tập. Người bị đau khớp háng có nên đi bộ không? Khớp háng là một trong những khớp xương lớn nhất trên cơ thể con người, chính vì vậy mà nó thường dễ dàng gặp nhiều vấn đề như đau...
Xem chi tiếtViệc mắc bệnh lý về xương khớp khiến nhiều người e ngại, cân nhắc khi thực hiện các hoạt động thể thao. Cũng chính bởi điều này khiến viêm khớp gối có nên đi bộ không trở thành một trong những thắc mắc của nhiều người. Vậy, đáp án của vấn đề này là gì và có cách đi bộ phù hợp cho người mắc viêm khớp gối hay không? [caption id="attachment_5431" align="aligncenter" width="768"] Viêm khớp gối có nên đi bộ không là thắc mắc của rất nhiều người[/caption] Viêm khớp gối có nên đi bộ không? Khi mắc bệnh...
Xem chi tiết
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!