Điều Trị Viêm Quanh Khớp Vai Bằng Đông Y

Điều trị viêm quanh khớp vai bằng Đông y đang ngày càng được nhiều người ưa chuộng bởi sự an toàn, lành tính và mang lại hiệu quả cao. Vậy có những phương pháp điều trị nào và cách thực hiện ra sao? Bạn đọc hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Tại sao nên điều trị viêm quanh khớp vai bằng Đông y?

Điều trị viêm quanh khớp vai bằng Đông y có tác dụng giảm đau, hỗ trợ tuần hoàn, giúp lưu thông khí huyết. Bên cạnh đó, phương pháp này còn có rất nhiều ưu điểm như:

  • Nguyên liệu để chữa bệnh thảo dược tự nhiên nên thuốc rất lành tính và an toàn cho người sử dụng. Do đó, thuốc Đông y không gây hại cho sức khỏe, không có tác dụng phụ hay dị ứng như thuốc Tây y.
  • Trong Đông y, người bệnh có thể dùng thuốc kết hợp với nhiều biện pháp khác như diện chẩn, châm cứu, xoa bóp… Do đó, biện pháp này đem lại hiệu quả cao, giúp điều trị bệnh tận gốc. 
  • Mỗi bài thuốc đều có sự kết hợp của nhiều vị thuốc khác nhau. Ngoài việc chữa bệnh thì thuốc Đông y cũng chú trọng vào việc bồi bổ cơ thể, tăng sức đề kháng từ bên trong.
  • Việc điều trị theo căn nguyên bệnh sẽ giúp chữa bệnh dứt điểm, ngăn ngừa bệnh tái phát.
  • Trong Đông y có nhiều phương pháp chữa bệnh, do đó bệnh nhân có nhiều sự lựa chọn hơn.
  • Chi phí chữa bệnh hợi lý, phù hợp với nhiều đối tượng..
Bệnh viêm đau khớp vai gây ra nhiều cơn đau nhức cho người bệnh
Bệnh viêm đau khớp vai gây ra nhiều cơn đau nhức cho người bệnh

Hạn chế lớn nhất của điều trị viêm đau khớp vai bằng Đông y đó là các bài thuốc mang đến tác dụng chậm, đòi hỏi người bệnh phải thật sự kiên trì mới có thể cải thiện được các triệu chứng bệnh. Việc sắc thuốc cũng mất nhiều thời gian, không phù hợp với những người bận rộn. Hơn thế nữa, kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa mỗi người. Chính vì vậy, trước khi quyết định sử dụng bất kì phương pháp nào người bệnh nên hỏi ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa.

Các cách điều trị viêm quanh khớp vai bằng Đông y hiệu quả

Theo quan niệm của y học cổ truyền, viêm quanh khớp vai thuộc thể kiên tý thống, bao gồm 3 thể bệnh là kiên thống, kiên ngưng và hậu kiên phong. Tùy theo thể trạng người bệnh mà lương y sẽ đưa ra phương pháp chữa bệnh phù hợp nhất.

 Các bài thuốc đông y chữa viêm quanh khớp vai

Trong quan niệm Đông y, viêm quanh khớp vai xảy ra do các kinh mạch: Phong, hàn, tý bị ảnh hưởng, khiến khí huyết kém lưu thông. Từ đó, dẫn đến các tình trạng đau nhức và sưng viêm. Vì vậy, các bài thuốc Đông y được áp dụng để điều trị bệnh nhằm mục đích phong trừ thấp, đả thông kinh mạch và hoạt huyết. Dưới đây là tổng hợp các bài thuốc chữa bệnh viêm khớp vai bằng Đông y mà bạn có thể tham khảo.

Bài thuốc số 1: Bài thuốc Đông y từ thương truật và quế chi

Bài thuốc được dùng cho những người bệnh thuộc thể phong hàn với triệu chứng như: khó xoay cổ, mạch bị phù, sợ lạnh, co cứng cơ thang và lưỡi có rêu trắng. Bài thuốc này có tác dụng đả thông kinh mạch, khu phong và tán ứ để đưa phong hàn ra ngoài cơ thể. Hơn thế nữa, còn giúp bệnh nhân giảm triệu chứng đau mỏi, nhanh chóng phục hồi vận động.

Nguyên liệu: Quế chi (8g), thương truật (8g), can khương (8g), phục linh (12g), ý dĩ (12g), xuyên khung (12g), cam thảo (5g).

Cách tiến hành: 

  • Đem tất cả các nguyên liệu cho vào ấm thuốc. Đổ một lượng nước bằng ⅔ chiều cao ấm.
  • Tiến hành sắc thuốc trong khoảng 40 phút. Chú ý để ngọn lửa nhỏ, đều.
  • Duy trì uống thuốc đến khi tình trạng bệnh được thuyên giảm

Bài thuốc số 2 : Huyền sâm và sinh địa

Đây là bài thuốc dùng cho những người bị cảm cúm, cảm lạnh, viêm nhiễm… Một số triệu chứng thường gặp để nhận biết thể bệnh này là: Đau nhức, sưng vai, vận động khớp khó khăn, lưỡi có nốt đỏ, sốt cao và kéo dài. 

Nguyên liệu: Diếp cá( 10g), sài đất (10g), ý dĩ (16g), hy thiêm thảo (16g), kim ngân hoa (10-12g), huyền sâm (12g), nga truật (12g), cỏ xước (12g), sinh địa (12g), tỳ giải (12g), rễ cây xấu hổ (12g).

Cách tiến hành: 

  • Đem tất cả các nguyên liệu trên sắc với 2-3 lít nước.
  • Đun sôi cho đến khi chỉ còn 3 bát thuốc thì ngừng lại.
  • Mỗi ngày uống 3 lần, thực hiện đến khi cơ thể hồi phục. 
Điều trị viêm quanh khớp vai bằng thuốc Đông y
Điều trị viêm quanh khớp vai bằng thuốc Đông y

Bài thuốc số 3: Bài thuốc đông y phòng phong và đương quy

Nguyên liệu : Phòng phong (12g), đương quy (12g), khương hoạt (12g), độc hoạt (12g), ngưu tất (16g), đỗ trọng (16g), ngũ gia bì (16g), tục đoạn (16g), chỉ xác (8g), thanh bì (8g), hồng hoa (10g), kinh giới (10g).

Cách tiến hành: 

  • Cho hỗn hợp nguyên liệu vào ấm sắc thuốc. Thêm vào đó một lượng nước bằng ⅔ chiều cao ấm.
  • Thực hiện đun sôi từ 30-45 phút thì tắt bếp và lọc lấy phần nước.
  • Uống thuốc ngay khi thuốc còn ấm. 
  • Lưu ý không đun lại thuốc nhiều lần khi chưa sử dụng hết.

Bài thuốc số 4: Đỗ trọng kết hợp với bạch linh

Nguyên liệu: Đỗ trọng (10g), thanh bì (10g), bạch linh (12g), đương quy (12g), ngưu tất (12g), ngũ gia bì (12g), tục đoạn (12g), thục địa (16g), sơn thù (8g).

Cách tiến hành :

  • Lấy các vị thuốc trên đem đi sắc cùng với 5 bát nước.
  • Sắc thuốc với lửa nhỏ trong khoảng 15 phút.
  • Liều lượng và thời gian sử dụng thuốc dùng theo chỉ định của thầy thuốc.

Chữa viêm quanh khớp vai bằng biện pháp châm cứu

Châm cứu chữa viêm khớp vai là liệu pháp chữa bệnh có từ xa xưa, được nhiều người tin dùng. Châm cứu giúp điều hòa khí huyết, thông kinh hoạt lạc, nhờ đó các tổn thương khớp vai trong cơ thể dần dần được hồi phục. Ngoài ra, sử dụng biện pháp châm cứu còn mang lại nhiều lợi ích khác như:

Điều trị viêm quanh khớp vai bằng biện pháp châm cứu

  • Không xảy ra tác dụng phụ
  • Giúp tinh thần người bệnh được thoải mái, thư thái, giảm cảm giác khó chịu mà các cơn đau gây ra.
  • Giảm các triệu chứng đau mỏi, viêm sưng và giúp giãn cơ nhanh chóng.
  • Hỗ trợ điều trị các bệnh khác như tức ngực, đầy hơi, stress…
  • Nếu người bệnh kiên trì và thực hiện đúng cách thì tỷ lệ chữa khỏi cao, chữa được nhiều thể bệnh, phù hợp với nhiều người.
  • Chi phí chữa bệnh hợp lý, không quá đắt đỏ.
Điều trị viêm quanh khớp vai bằng châm cứu
Điều trị viêm quanh khớp vai bằng châm cứu

Trong Đông y, bệnh viêm quanh khớp vai được chia làm 3 thể, đó là: Kiên thống, kiên ngưng và hậu kiên phong. Ở mỗi thể bệnh khác nhau sẽ có cách châm cứu và chữa trị khác nhau. Cụ thể như:

Thể kiên thống

  • Triệu chứng bệnh: Người bệnh có cảm giác đau mỏi, nhức nhối quanh khớp vai. Tuy nhiên, vùng khớp vai không có biểu hiện sưng tấy, đỏ và cơ cũng không bị teo.
  • Cách tiến hành: Thực hiện châm cứu tại các huyệt kiên ngung, trung phủ, kiên trinh, kinh tỉnh, tý cu, vân môn, cự cốt, thiên tông.
  • Tác dụng: Phát tán phong hàn, giúp khí huyết lưu thông.

Thể kiên ngưng

  • Triệu chứng bệnh: Khi bệnh nhân mắc bệnh ở thể kiên ngưng tuy không có cảm giác đau hoặc đau không đáng kể nhưng khả năng vận động của khớp vai bị hạn chế. Nếu tình trạng bệnh kéo dài, người bệnh có nguy cơ bị teo cơ.
  • Cách tiến hành: Châm cứu các huyệt vị trung phủ, vân môn, thiên tông, kiên tỉnh, kiên ngung…
  • Tác dụng: Lưu thông khí huyết, giải tỏa các vùng bị tắc nghẽn, chèn ép và giúp giảm đau nhức hiệu quả.

Thể hậu kiên phong

  • Triệu chứng bệnh: Bệnh nhân bị sưng phù tay chân, vận động bị hạn chế,  các cơn đau khớp kéo dài dai dẳng, lực cơ giảm và móng tay, móng chân dễ gãy.
  • Cách tiến hành: Châm tả tại các huyệt Vân môn, cự cốt, thiên tông, trung phủ, kiên ngưng, kiên tỉnh.. Bên cạnh đó, người thực hiện cũng tiến hành châm bổ tại các huyệt: Ngoại quan, dương trì, hợp cốc, thủ tam lý,..
  • Tác dụng: Việc thực hiện châm cứu đúng cách, thường xuyên sẽ giúp cho người bệnh thông kinh, bổ khí, bổ huyết, giúp đẩy lùi nhanh chóng các cơn đau và sớm phục hồi bệnh.

Bên cạnh đó, người bệnh có thể sử dụng phương pháp điện châm hay thủy châm để chữa viêm quanh khớp vai.

  • Điện châm: Đây là phương pháp cho dòng điện chạy qua kim châm hoặc tác động một dòng điện cực nhỏ thông qua các huyệt vị để giảm đau và hỗ trợ lưu thông máu, ngăn ngừa bệnh tái phát.
  • Thủy châm: Đây là cách nhờ kim châm đưa thuốc vào các huyệt liên quan. Từ đó, làm tăng cường độ kích thích huyệt, tăng thêm diện tích vùng cơ được tác động, giúp các tổn thương vùng quanh khớp vai phục hồi nhanh chóng. Các loại thuốc được cho vào có thể là thuốc Adrenalin, Coramin hay nhóm vitamin B6, B12.

Thời gian châm cứu tùy thuộc vào tình trạng bệnh và theo chỉ định của thầy thuốc, nhưng thường sẽ kéo dài từ 25-30 ngày. Mỗi ngày tiến hành châm cứu 1 lần. Mỗi lần làm từ 20-30 phút.

Điều trị viêm quanh khớp vai bằng phương pháp bấm huyệt

Xoa bóp, bấm huyệt là phương pháp dùng lực của bàn tay tác động trực tiếp vào người bệnh nhân để giải phóng khí huyết ứ tắc, thúc đẩy tuần hoàn máu. Từ đó, giúp cải thiện chức năng của xương khớp vùng vai. Hơn thế nữa, kỹ thuật này còn giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, tăng khả năng chống đỡ trước các tác nhân cơ học. Đây là cách xử lý phù hợp với các trường hợp bệnh từ nhẹ đến trung bình.

Cách thực hiện:

Cho người bệnh ngồi thẳng lưng, thoải mái trên một cái ghế không có chỗ tựa để có thể dễ dàng tác động vào các huyệt. Trước khi bắt đầu, lương y cần thực hiện các thao tác xoa bóp nhẹ nhàng, day, lăn vùng quanh khớp từ 3-5 phút nhằm làm nóng cơ thể và giúp thả lỏng cơ. Xác định các huyệt đạo theo mô tả dưới đây và dùng ngón trỏ day các huyệt từ 3-5 phút.

Điều trị viêm quanh khớp vai bằng phương pháp bấm huyệt
Điều trị viêm quanh khớp vai bằng phương pháp bấm huyệt

Day huyệt Kiên Ngung

  • Vị trí: Huyệt nằm ở chỗ lõm ngay giữa xương đòn và mỏm cùng khi người bệnh dang thẳng tay.
  • Day huyệt trong khoảng 3-5 phút để trị các cơn đau mỏi, nhức cơ.

Day huyệt Kiên Tỉnh

  • Vị trí :Huyệt kiên tỉnh nằm ở giữa đỉnh khớp vai và đường nối giữa gáy.
  • Tác dụng: Chữa mỏi vai, cứng cổ và đau lưng.

Huyệt Kiên trinh

  • Vị trí: Huyệt nằm sau cánh tay, từ nếp gấp nách thẳng lên khoảng 2cm.
  • Tác dụng: Trị chứng ra nhiều mồ hôi nách, giúp giảm đau phần mềm quanh khớp vai và chữa liệt chi trên.

Huyệt Tý nhu

  • Vị trí: Huyệt nằm ở cuối tam giác bả vai, nằm giữa đường nối từ huyệt Kiên ngung đến huyệt Khúc trì.
  • Tác dụng: Thông kinh lạc, chữa đau nhức cánh tay và khớp vai.

Huyệt Thủ tam lý

  • Vị trí: Nằm dưới huyệt Khúc trì 2 tấc.
  • Tác dụng: Day huyệt Thủ tam lý nhằm trị chứng đau nhức vai, cánh tay và liệt yếu chi trên. Ngoài ra, nó còn hỗ trợ khu phong thông lạc.

Huyệt Hợp cốc

  • Vị trí: Huyệt này nằm ở phần lõm giữa ngón trỏ và ngón cái.
  • Tác dụng: Dây ấn huyệt này để khu phong trấn thống, trị đau nhức tay và đau vai.

Ngoài ra, còn có các huyệt như: Điều khấu, A huyệt thị, Dương lăng tuyền, Nhu du, Cự cốt…

Sau khi bấm huyệt, cho bệnh nhân thực hiện các động tác lắc, phát, vò xát và nâng vai để khí huyết lưu thông cũng như hỗ trợ vận động của khớp.

  • Lắc: Cho người bệnh ngồi trên ghế. Người thực hiện, một tay giữ bả vai, tay còn lại cầm cổ tay bị đau của bệnh nhân nên rồi từ từ xoay thành vòng tròn nhỏ.
  • Phát:  Khum bàn tay lại, các ngón tay sát nhau sao cho lòng bàn tay lõm lại. Sau đó, thầy thuốc phát vào vai bệnh nhân, mỗi bên 2 lần.
  • Vò xát vai: Dùng bàn tay phải vò sát vào vai bệnh nhân cho khu vực này nóng lên là được.
  • Nâng vai:  Lương y dùng một tay nắm vào khớp vai của người bệnh, tay kia cầm cổ tay bên vai đau của người bệnh rồi nhẹ nhàng nâng về phía trước, lên quá cao đầu rồi lại đưa ra phía sau và tiếp tục đưa trở về trước ngực.

Diện chẩn dùng trong điều trị viêm quanh khớp vai

Chữa đau khớp vai bằng diện chẩn là phương pháp chữa bệnh do giáo sư – tiến sĩ khoa học Bùi Quốc Châu sáng tạo ra, trên cơ sở kết hợp giữa y học phương Đông và y học phương Tây. Trong quá trình điều trị, thầy thuốc sẽ tác động lên những huyệt đạo ở vùng cơ thể bị tổn thương bằng các dụng cụ hỗ trợ như: que, búa gõ, cây dò, lăn cầu gai…

Bộ dụng cụ diện chẩn chữa đau khớp vai
Bộ dụng cụ diện chẩn chữa đau khớp vai

Để chữa bệnh theo phương pháp này, người bệnh cần được thực hiện các thao tác sau:

Thao tác 1: Khai thông huyệt đạo

Thầy thuốc dùng tay hoặc khí cụ hỗ trợ việc lăn, day, cào quanh vùng vai bị đau để thư giãn, làm mềm các cơ. Thứ tự thực hiện lên các huyệt đạo phải tuần tự, lực tác động vừa phải tránh làm người bệnh đau.

Thao tác 2: Day huyệt đạo

Thầy thuốc sử dụng khí cụ tiến hành làm chữa bệnh như sau:

  • Lăn ở vùng H 332, H360 và H16
  • Lăn ở vùng 73 sau đó kéo lên 330
  • Day vào các huyệt đạo H447, H97, H34, H106, H99, H98.

 Lưu ý khi sử dụng thuốc Đông y chữa viêm quanh khớp

Chữa viêm khớp vai bằng Đông y là một biện pháp vô cùng hữu hiệu. Tuy nhiên, người bệnh muốn thu được kết quả tốt nhất cần phải lưu ý các nguyên tắc sau:

  • Nên nghe tư vấn của những người có chuyên môn trong việc lựa chọn phương pháp chữa bệnh.
  • Người bệnh không tự ý thay đổi liều lượng thuốc hay thay đổi bài thuốc trị viêm đau khớp. Chỉ sử dụng thuốc khi có sự đồng ý của các bác sĩ.
  • Chữa bệnh bằng Đông y không mang lại hiệu quả nhanh chóng như thuốc Tây y nên đòi hỏi người bệnh cần kiên trì, không bỏ dở giữa chừng.
  • Trong quá trình điều trị cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng lành mạnh, khoa học. Nên bổ sung các loại thực phẩm giàu canxi, magie, kẽm, và các loại vitamin.
  • Tránh vận động mạnh, quá sức, gây tổn thương các cơ, gân vùng bả vai. 
  • Trong thời gian điều trị, nếu gặp phải dấu hiệu bất thường nào cần báo ngay với thầy thuốc và lập tức đi khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân, chữa trị kịp thời.
  • Tăng cường tập thể dục thể thao cải thiện chức năng vận động của xương khớp.
  • Ngủ nghỉ đúng giờ, đủ giấc để cơ thể có thời gian phục hồi, tái tạo năng lượng.

Trên đây là những thông tin vô cùng bổ ích về các phương pháp điều trị viêm quanh khớp vai bằng Đông y. Hi vọng qua bài viết này, bệnh nhân có thể lựa chọn cho mình liệu trình chữa bệnh phù hợp nhất. Tuy nhiên, trước khi điều trị, người bệnh nên đi khám bác sĩ để được nghe tư vấn và hỗ trợ kịp thời.

Array

Câu hỏi thường gặp
Chữa Viêm Khớp Cùng Chậu Ở Đâu

Chữa viêm khớp cùng chậu ở đâu hiệu quả nhất là một trong những vấn đề khiến không ít người bệnh băn khoăn. Hiện nay, tại Việt Nam có rất nhiều cơ sở y tế từ công lập đến tư nhân đảm bảo đầy đủ trang thiết bị cũng như đội ngũ bác sĩ chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm. Bạn đọc hãy cùng với bài viết sau đây khám phá top 7 địa chỉ uy tín, chất lượng hiện nay nhé! Chữa viêm khớp cùng chậu ở đâu Hà Nội? Viêm khớp cùng chậu là tình trạng viêm đau tại...

Xem chi tiết
Viêm Khớp Phản Ứng Có Hết Không

Viêm khớp phản ứng có hết không là mối lo của rất nhiều người bệnh. Viêm khớp phản ứng là bệnh lý về xương khớp xuất hiện sau khi nhiễm khuẩn và có khả năng tái phát. Bệnh lý này có hết hay không phụ thuộc vào thể trạng cũng như yếu tố di truyền của người bệnh. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn giải đáp rõ thông tin này. Bệnh viêm khớp phản ứng có hết không? Viêm khớp phản ứng là bệnh viêm khớp thứ phát, xuất hiện sau khi bị nhiễm khuẩn ở những vị trí...

Xem chi tiết
Đau Khớp Có Nên Tập Thể Dục

Đau khớp là bệnh lý phổ biến thường gặp có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Bệnh lý này có thể khiến bệnh nhân suy giảm hoặc mất khả năng vận động hoàn toàn. Một trong những thắc mắc được rất nhiều người bệnh quan tâm là đau khớp có nên tập thể dục không. Bài viết sau sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc về luyện tập thể dục cho người bị đau xương khớp ở trên.  Người bị đau khớp có nên tập thể dục hay không? Đau khớp là tình trạng sụn khớp ở vị trí...

Xem chi tiết
Đau Khớp Háng Có Nên Đi Bộ

Đau khớp háng có nên đi bộ không là một trong những vấn đề gây tranh cãi trong thời gian gần đây. Trên thực tế, đây là bộ môn thể thao phù hợp với những người bị đau nhức xương khớp tuy nhiên bệnh nhân phải nắm rõ được kỹ thuật cũng như thật cẩn trọng trong quá trình luyện tập. Người bị đau khớp háng có nên đi bộ không? Khớp háng là một trong những khớp xương lớn nhất trên cơ thể con người, chính vì vậy mà nó thường dễ dàng gặp nhiều vấn đề như đau...

Xem chi tiết
Viêm Khớp Gối Có Nên Đi Bộ Không

Việc mắc bệnh lý về xương khớp khiến nhiều người e ngại, cân nhắc khi thực hiện các hoạt động thể thao. Cũng chính bởi điều này khiến viêm khớp gối có nên đi bộ không trở thành một trong những thắc mắc của nhiều người. Vậy, đáp án của vấn đề này là gì và có cách đi bộ phù hợp cho người mắc viêm khớp gối hay không? [caption id="attachment_5431" align="aligncenter" width="768"] Viêm khớp gối có nên đi bộ không là thắc mắc của rất nhiều người[/caption] Viêm khớp gối có nên đi bộ không? Khi mắc bệnh...

Xem chi tiết

Chia sẻ

Cách chữa
Thuốc chữa
Dinh dưỡng sức khỏe
Đau đầu gối khi xuống cầu thang là bệnh gì? Biện pháp khắc phục

Đau đầu gối khi xuống cầu thang là bệnh gì? Biện pháp khắc phục

Đau đầu gối khi xuống cầu thang gây nhiều phiền toái lên chất lượng cuộc sống sinh hoạt của người...
[Cập nhật] Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp dạng thấp mới nhất hiện nay

[Cập nhật] Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp dạng thấp mới nhất hiện nay

Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp dạng thấp là những thang điểm và tiêu chí quan trọng giúp bác sĩ...
Đau khớp vai khi tập gym: Nguyên nhân, cách xử lý và phòng ngừa

Đau khớp vai khi tập gym: Nguyên nhân, cách xử lý và phòng ngừa

Đau khớp vai khi tập gym có rất nhiều nguyên nhân. Trong đó chủ yếu là do tập sai tư...
Vì sao bị đau khớp háng khi tập yoga? Biện pháp khắc phục hiệu quả

Vì sao bị đau khớp háng khi tập yoga? Biện pháp khắc phục hiệu quả

Đau khớp háng khi tập yoga không phải là tình trạng hiếm gặp, thường bắt nguồn từ việc sai tư...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top