Sỏi Tụy

Sỏi tụy là một trong các bệnh lý gây ảnh hưởng lớn đến chức năng của tuyến tụy. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh còn có thể dẫn đến viêm tụy, có khả năng gây nguy hại đến tính mạng. Bạn đọc liệu đã biết rõ về nguyên nhân, triệu chứng cũng như cách điều trị bệnh này chưa? Hãy cùng dành thời gian tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Hình ảnh mô phỏng bệnh sỏi tụy
Hình ảnh mô phỏng bệnh sỏi tụy

Sỏi tụy là gì?

Khi canxi không được hấp thụ hết, chúng có thể tích tụ tại tuyến tụy và hình thành nên những mảnh cứng được gọi là sỏi tụy. Những viên sỏi này có thể khiến chức năng sản sinh enzyme tiêu hóa của tuyến tụy suy giảm, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến ruột non cũng như quá trình điều tiết lượng đường trong máu. 

Bệnh lý này thường xảy ra ở những người lạm dụng các đồ uống có cồn trong thời gian dài, khiến tụy bị tổn thương nặng nề, thậm chí là viêm sưng mãn tính. Theo nhiều thống kê y tế, hàng năm có đến hơn 20% số ca bệnh sỏi tụy bắt nguồn từ việc đã bị viêm tuyến tụy trước đó. 

Nguyên nhân gây ra sỏi tụy

Các nguyên nhân chính gây ra tình trạng có sỏi trong tụy gồm có:

  • Nghiện các loại đồ uống có cồn: Trong các loại đồ uống chứa cồn, đặc biệt là rượu, đều có hàm lượng ethanol rất cao. Vì vậy, việc sử dụng chúng quá mức có thể gây tổn thương các mô tụy, khiến việc hấp thu canxi trì trệ. Hậu quả là hình thành nên các viên sỏi với kích thước khác nhau bên trong tuyến tụy. Nghiện rượu được xem là nguyên nhân phổ biến nhất của tình trạng này.
  • Sỏi mật: Mật và tụy nằm ở vị trí liền kề nhau. Chính vì thế, nếu bệnh nhân bị sỏi mật, những viên sỏi có thể thông qua ống tụy di chuyển vào bên trong tuyến tụy.
  • Nồng độ canxi trong máu quá cao: Tăng canxi huyết có thể dẫn đến rất nhiều vấn đề đối với sức khỏe, ví dụ như suy yếu xương, sỏi thận, cản trở hoạt động tim và não bộ, sỏi trong tụy,… Nồng độ canxi trong máu quá cao thường là kết quả của việc các tuyến giáp mất kiểm soát.
Nghiện chất cồn là nguyên nhân chính của sỏi tụy
Nghiện chất cồn là nguyên nhân chính của sỏi tụy

Triệu chứng bệnh sỏi tụy

Nếu kích cỡ viên sỏi chưa quá lớn, người bệnh có thể không cảm nhận được bất kỳ dấu hiệu rõ rệt nào. Tuy nhiên, nếu bệnh tiến triển nặng thêm, một số triệu chứng có thể xảy ra, bao gồm:

  • Các cơn đau âm ỉ khó chịu vùng bụng trên, cụ thể là khu vực nằm giữa xương ức và rốn.
  • Tình trạng tiêu chảy thường xuyên, phân lỏng và nhạt màu hơn so với bình thường. Do tiêu chảy kéo dài nên người bệnh còn có thể cảm thấy khát nước, khô miệng và mệt mỏi. 
  • Buồn nôn hoặc nôn mửa, trong bãi nôn thường có chứa cả dịch tụy tiết ra.
  • Giảm cân đột ngột mặc dù không ăn uống kiêng khem.
  • Các dấu hiệu cho thấy tụy bị tổn thương nghiêm trọng: Vàng da, vàng mắt, tắc ruột, cơn đau bụng trên có thể kéo dài hàng tiếng đồng hồ với mức độ dữ dội. Người bệnh trong một số trường hợp còn cảm thấy tình trạng đau gia tăng sau khi ăn no.

Bệnh sỏi tụy có nguy hiểm không?

Bên cạnh các vấn đề liên quan đến triệu chứng hay nguyên nhân, không ít người cũng thắc mắc không biết liệu bệnh sỏi tụy có nguy hiểm không? Theo các chuyên gia, bệnh lý này nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến việc mô tụy bị tổn thương, viêm nhiễm, tạo tiền đề cho một số các biến chứng dưới đây:

  • Suy giảm khả năng hấp thụ dinh dưỡng: Đây là một trong những biến chứng thường gặp nhất của sỏi tụy. Lý do là vì sỏi ngăn chặn dòng enzyme tiêu hóa di chuyển đến ruột non – bộ phận đảm nhận chức năng tiêu hóa thức ăn. Điều này dẫn đến việc cơ thể người bệnh không thể hấp thụ toàn bộ lượng dinh dưỡng từ thực phẩm, về lâu dài có thể kéo theo vấn đề suy dinh dưỡng nghiêm trọng.
  • Tiểu đường: Bên cạnh việc suy giảm khả năng hấp thụ dinh dưỡng, người bệnh sỏi tuyến tụy còn có nguy cơ bị tiểu đường. Khi các viên sỏi phát triển lớn hơn, chúng có thể phá hủy các tế bào sản xuất insulin và glucagon. Đây đều là những tế bào sản sinh hormone giúp cân bằng lượng đường trong máu. Hậu quả là đường huyết gia tăng và dẫn đến bệnh tiểu đường. 
  • Viêm nhiễm các nang tụy: Việc sỏi phát triển trong tụy có thể khiến các lớp niêm mạc đảm nhận nhiệm vụ bảo vệ tụy trở nên suy yếu, tạo điều kiện cho loại vi khuẩn có hại tấn công. Viêm nhiễm các nang tụy về lâu dài sẽ dẫn đến hoại tử mô, chảy máu trong, tăng nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng.
  • Chứng khó thở, thở gấp: Biến chứng này được xem là hậu quả khi các hoạt chất hóa học trong máu bị mất cân bằng về nồng độ do sỏi tụy phát triển. Người bệnh có thể bị thiếu hụt oxy trong mạch máu, dẫn đến triệu chứng khó thở, thở gấp. 
Tiểu đường là một trong các biến chứng của sỏi tuyến tụy
Tiểu đường là một trong các biến chứng của sỏi tuyến tụy

Chẩn đoán bệnh sỏi tụy

Để chẩn đoán bệnh sỏi tụy, các bác sĩ thường áp dụng những xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh chuyên sâu dưới đây:

  • Xét nghiệm máu: Trong những giai đoạn khởi phát của sỏi tuyến tụy, người bệnh thường chưa có nhiều triệu chứng rõ rệt, đặc biệt là những thay đổi xuất hiện trong đường máu. Tuy nhiên, các chuyên gia vẫn khuyến khích người bệnh thực hiện để xác định nồng độ enzyme tuyến tụy có trong máu. Phương pháp này cũng giúp loại bỏ nguy cơ gan và thận bị ảnh hưởng. 
  • Xét nghiệm mẫu phân: Sỏi tuyến tụy có thể gây hại đến quá trình tiêu hóa thức ăn, vì thế xét nghiệm mẫu phân cũng được thực hiện. Kết quả của bài kiểm tra này giúp các bác sĩ nhận định được hàm lượng chất béo có trong phân. Đây là một dấu hiệu quan trọng để xác định quá trình hấp thu dinh dưỡng có đang gặp trục trặc hay không.
  • Siêu âm, chẩn đoán qua hình ảnh: Các xét nghiệm hình ảnh được cho là biện pháp chẩn đoán chính xác nhất. Những biện pháp như chụp X-quang, siêu âm, chụp cắt lớp CT, chụp cộng hưởng từ MRI,.. có thể giúp các bác sĩ nhận định vị trí và kích thước viên sỏi. Trong một số trường hợp đặc biệt, nội soi cũng được chỉ định thêm. 

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

Phương pháp điều trị bệnh sỏi tụy

Tùy vào tình trạng sức khỏe cũng như mức độ ảnh hưởng của sỏi mà bác sĩ sẽ xây dựng các phác đồ điều trị khác nhau. Hiện nay, bệnh sỏi tụy có thể được chữa trị bằng nhiều phương pháp khác nhau.

Các biện pháp giảm đau, làm mòn tụy tại nhà

Bên cạnh việc điều trị bằng các loại thuốc Đông và Tây y, người bệnh có thể áp dụng thêm các biện pháp tại nhà dưới đây để cải thiện các triệu chứng khó chịu của sỏi tuyến tụy:

  • Chườm lạnh/nóng: Liệu pháp sử dụng nhiệt độ nhằm giảm đau được rất nhiều bệnh nhân lựa chọn. Nhờ vào tác động của nhiệt lượng, các cơ đang co thắt được thư giãn và thả lỏng, khiến người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn. Chú ý không áp túi chườm trên da quá lâu vì có thể gây bỏng da.
  • Cắt giảm lượng thức ăn, ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày: Tuyến tụy ảnh hưởng khá lớn đến quá trình tiêu hóa thức ăn. Vì vậy, khi cơ quan này bị tổn thương, người bệnh rất dễ gặp phải các vấn đề liên quan đến tiêu hóa. Trong trường hợp này, bệnh nhân có thể cắt giảm lượng thức ăn tiêu thụ để tụy không bị quá tải. Điều này giúp tránh được một số triệu chứng khó chịu như nôn mửa và tiêu chảy kéo dài.

Ngoài việc áp dụng một số biện pháp khắc phục nói trên, người bệnh cũng có thể dùng một số các bài thuốc dân gian trị bệnh sỏi tụy tại nhà dưới đây:

Nước từ quả dứa nướng

Dứa là loại quả quen thuộc trong vườn nhà và được dân gian nhắc đến với công dụng thanh nhiệt, đào thải độc tố hiệu quả. Do vậy, nước ép từ dứa nướng giúp tăng cường bào mòn và đẩy sỏi tụy ra ngoài theo đường tiểu. Không chỉ loại bỏ sỏi tụy hiệu quả, bài thuốc này còn được xem là cách chữa sỏi bàng quang dân gian hữu hiệu.

Dân gian đánh giá cao lợi ích của dứa trong giảm đau sỏi tụy
Dân gian đánh giá cao lợi ích của dứa trong giảm đau sỏi tụy

Nguyên liệu: 1 quả dứa đã chín mềm, mắt dứa to và cuống lá còn tươi.

Cách thực hiện:

  • Dứa đem rửa sạch, cắt phần đầu cuống, sau đó dùng dao để loại bỏ phần ruột cứng bên trong, chỉ giữ lại phần thịt.
  • Dùng phần đầu cuống đã cắt làm nắp đậy, có thể cố định bằng tăm tre.
  • Dứa được nướng bằng lò ở nhiệt độ cao, đến khi phần vỏ bên ngoài khô lại là được. Người bệnh chắt lấy phần nước cốt tiết ra bên trong quả dứa, dùng uống hàng ngày.

Bài thuốc từ quả đu đủ

Nguyên liệu: 1 quả đu đủ còn xanh, rượu trắng, muối hạt.

Cách thực hiện:

  • Đu đủ xanh rửa sạch, ngâm trong rượu trắng tầm 3 đến 5 phút để loại bỏ hết bụi bẩn bám bên ngoài vỏ. 
  • Cắt bỏ phần cuống và đuôi, sau đó dùng dao khoét một lỗ nhỏ có đường kính khoảng 5cm, độ sâu chừng 10cm để lấy hết hột bên trong.
  • Đu đủ đem hấp cách thủy hoặc hầm nhừ với một chút muối. Người bệnh dùng cả nước và cái, đều đặn sử dụng hàng ngày.

Bài thuốc từ quả sung

Nguyên liệu: Sung tẻ 500g, giấm gạo.

Cách thực hiện:

  • Sung cắt bỏ phần cuống, đem ngâm trong nước ấm pha giấm gạo trong khoảng 20 phút để loại bỏ nhựa.
  • Cắt sung thành từng lát mỏng rồi đem phơi khô. Mỗi lần dùng khoảng 10g sung đun nước uống. Bài thuốc này nên được áp dụng tối thiểu hai đến ba tháng.

Tây y điều trị sỏi tuyến tụy

Các biện pháp Tây y thường được áp dụng gồm điều trị nội khoa và can thiệp ngoại khoa. Cụ thể như dưới đây:

Điều trị nội khoa

Trong điều trị nội khoa, bệnh nhân sẽ được chỉ định sử dụng một số loại thuốc như:

  • Thuốc giảm đau: Đối với các bệnh nhân ở mức độ nhẹ, sử dụng thuốc giảm đau là một biện pháp được áp dụng nhiều nhất. Các loại thuốc chống viêm không kê đơn này có tác dụng ức chế hoạt chất prostaglandins, thông qua đó giúp cải thiện tình trạng sưng tấy và đau nhức. Một số loại thuốc giảm đau phổ biến là ibuprofen, naproxen, acetaminophen,…
  • Thuốc kháng sinh: Để phòng ngừa tình trạng viêm nhiễm có thể xảy ra ở mô tụy và ống dẫn tụy, các bác sĩ có thể kê thêm thuốc kháng sinh. Thuốc kháng sinh có tác dụng tiêu diệt lớp màng bảo vệ bên ngoài của vi khuẩn và ức chế khả năng sinh sản của chúng. Một số loại thuốc kháng sinh dùng trong điều trị sỏi tuyến tụy là amoxicillin, erythromycin,…
  • Truyền dịch tĩnh mạch: Trong trường hợp chức năng tiêu hóa của người bệnh bị suy giảm, truyền dịch tĩnh mạch có thể được áp dụng. Khi đó, các bác sĩ sử dụng đầu kim nối trực tiếp với tĩnh mạch truyền vào trong cơ thể một số loại thuốc kháng sinh, thuốc giảm viêm và hoạt chất hấp thu, giúp tuyến tụy phục hồi chức năng vốn có.
Người bệnh sỏi tụy thường được chỉ định dùng thuốc giảm đau
Người bệnh sỏi tụy thường được chỉ định dùng thuốc giảm đau

Điều trị ngoại khoa

Đối với các trường hợp kích cỡ sỏi đã quá lớn, các bác sĩ sẽ phải can thiệp ngoại khoa để loại bỏ chúng. Một trong những phương pháp điều trị phổ biến nhất là nội soi ngược dòng. Bằng cách sử dụng một ống catheter nội soi và thuốc phản quang trong đường tụy, bác sĩ xác định được vị trí chính xác của viên sỏi và hút chúng ra ngoài với thiết bị chuyên dụng. 

Dạng phẫu thuật nội soi ngược dòng này được thực hiện khi bệnh nhân được gây mê toàn thân và mất khoảng 90 phút để hoàn thành.

Bị sỏi tụy nên ăn gì, kiêng gì?

Chế độ ăn uống lành mạnh đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình điều trị cũng như hồi phục sức khỏe cho người bệnh. Dưới đây là một số thực phẩm mà bệnh nhân sỏi tụy nên ăn và nên kiêng dùng:

Thực phẩm tốt cho bệnh sỏi tuyến tụy

Chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích người bệnh sử dụng:

  • Trái cây tươi như dâu tây, nho, mâm xôi, kiwi,..
  • Các loại rau đậm màu: Ớt chuồn, bí ngô, súp lơ xanh, cần tây,..
  • Ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu, sữa ít béo hoặc không chứa chất béo, dầu oliu, các loại cá biển như cá thu, cá ngừ,..
  • Các loại hạt như hạt óc chó, hạt hạnh nhân…
Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị
Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị

Thực phẩm nên kiêng dùng

Danh sách các loại thực phẩm người bệnh nên kiêng khem gồm có: 

  • Các loại thịt đỏ như bò và lợn, nội tạng động vật. Đây cũng là nhũng thực phẩm không tốt cho nhiều bệnh sỏi tiết niệu khác như: Sỏi bàng quang, sỏi đường mật
  • Thức ăn chiên rán nhiều dầu mỡ, bơ thực vật, bơ động vật, sữa béo và đồ ngọt.

Biện pháp phòng tránh bệnh sỏi tụy

Để phòng tránh bệnh sỏi tụy, bạn cần chú ý một số các vấn đề dưới đây:

  • Ngừng uống rượu bia: Đây là một trong các biện pháp phòng tránh bệnh hiệu quả nhất. Lạm dụng chất cồn không chỉ gây tổn thương cho tuyến tụy mà còn khiến cơ thể gặp phải một số vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác như đái tháo đường, đột quỵ, xơ gan,…
  • Chế độ dinh dưỡng lành mạnh, ít crabs: Bên cạnh việc thay đổi thói quen sử dụng rượu bia, bạn cũng cần chú ý đến các loại thực phẩm mà cơ thể hấp thu. Theo các bác sĩ, việc ăn quá nhiều chất béo và đồ ăn nhanh có thể khiến tuyến tụy phải tiết ra nhiều enzyme tiêu hóa hơn. Về lâu dài, đây có thể là tiền đề dẫn đến viêm tụy cũng như sỏi tuyến tụy.
  • Uống nhiều nước: Nước không chỉ cung cấp lượng chất lỏng cần thiết cho hoạt động sống của cơ thể mà còn giúp đào thải các khoáng chất tích tụ trong nội tạng như thận, mật và tụy. Các bác sĩ khuyến khích mọi người nên uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày để đảm bảo sức khỏe.
  • Không hút thuốc lá: Bên cạnh rượu bia thì thuốc lá cũng là một trong các yếu tố nguy cơ rất dễ dẫn đến viêm tụy và sỏi tụy. Lý do là vì trong thuốc lá cũng như khói thuốc có chứa một hàm lượng lớn nicotin có khả năng phá hủy các tế bào mô nang phổi, thành mạch, gan, tụy,..
  • Tăng cường hoạt động thể chất: Vận động thể chất không chỉ giúp cơ bắp, xương khớp khỏe mạnh mà còn lưu thông khí huyết và tăng cường trao đổi chất cho cơ thể. Nhiều nghiên cứu khoa học cũng cho thấy người luyện tập thể thao hàng ngày có nguy cơ mắc các bệnh lý liên quan đến nội tạng thấp hơn so với người không tập. Chính vì thế, tăng cường các hoạt động thể dục như đi bộ, yoga, bơi lội,… là một biện pháp tích cực giúp đẩy lùi bệnh sỏi tuyến tụy.

Sỏi tụy là bệnh lý phổ biến ở đường tiết niệu, nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe. Để phòng tránh bệnh lý nguy hiểm này, bạn nên dành thời gian tăng cường luyện tập thể chất, hạn chế tiêu thụ các chất béo động vật và uống đầy đủ nước hàng ngày.

BÀI VIẾT HỮU ÍCH: Sỏi đường mật trong gan: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Array
Câu hỏi thường gặp
Sỏi Túi Mật Uống Thuốc Gì

Sỏi túi mật uống thuốc gì an toàn và mang lại hiệu quả cao nhất là điều mà nhiều người bệnh quan tâm. Thực tế, bệnh nhân có thể điều trị sỏi mật bằng nhiều loại thuốc khác nhau như thuốc Tây, mẹo dân gian hoặc các bài thuốc Đông y đều mang lại hiệu quả tích cực. Sỏi túi mật uống thuốc gì? 3 loại thuốc hiệu quả nhất Dùng thuốc điều trị sỏi túi mật là phương pháp sử dụng phổ biến nhất và mang lại hiệu quả cao nhất hiện nay. Có rất nhiều loại thuốc khiến...

Xem chi tiết
Bị Sỏi Mật Có Uống Được Sữa Đậu Nành

“Bị sỏi mật có uống được sữa đậu nành không” là băn khoăn của không ít bệnh nhân. Thực tế, các loại sữa có nguồn gốc từ thực vật như đậu nành thường là thức uống lành mạnh, giàu vitamin và khoáng chất tự nhiên tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng sữa đậu nành, bệnh nhân sỏi túi mật vẫn nên thận trọng để đảm bảo an toàn. Người bị sỏi mật có uống được sữa đậu nành? Theo các chuyên gia, nguyên nhân hình thành sỏi mật chủ yếu đến từ vấn đề thực...

Xem chi tiết
Sỏi Mật Có Nguy Hiểm Không

Sỏi mật có nguy hiểm không là một trong những câu hỏi nhận được không ít sự quan tâm. Tuy rằng tỷ lệ bệnh nhân sỏi mật diễn tiến nặng chỉ chiếm khoảng 20%, nhưng nếu không được điều trị kịp thời, bệnh lý này có thể gây không ít ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. Sỏi mật có nguy hiểm không? Tình trạng sỏi hình thành trong túi mật khá phổ biến. Theo nhiều thống kê y tế, người bị sỏi túi mật chiếm khoảng 20% số ca bệnh liên quan đến tiêu hóa - tiết niệu mỗi...

Xem chi tiết
Mổ Sỏi Túi Mật Ở Bệnh Viện Nào Tốt

Mổ sỏi túi mật ở bệnh viện nào tốt là thắc mắc thường gặp nhất trên các diễn đàn sức khỏe. Việc lựa chọn địa chỉ khám chữa bệnh uy tín không chỉ giúp người bệnh nhanh chóng hồi phục mà còn tránh được những nguy cơ sau phẫu thuật. Nếu bạn đọc cũng đang tìm hiểu về vấn đề này thì đừng bỏ lỡ các thông tin tổng hợp trong bài viết sau đây! [caption id="attachment_1481" align="aligncenter" width="768"] Mổ sỏi túi mật ở bệnh viện nào tốt là vấn đề nhiều bệnh nhân quan tâm[/caption] Mổ sỏi túi mật...

Xem chi tiết

Chia sẻ

Cách chữa
Thuốc chữa
Dinh dưỡng

Bình luận (35)

  1. says: Trả lời

    Mình cũng bị sỏi tụy gần 10 năm rồi, khám cũng chỉ để biết vậy thôi chứ BS bảo khi nao đau thì mổ, nên mình cũng muốn tìm thuốc đông y xem thế nào mà chưa tìm đc chỗ

  2. Trương Văn Giang says: Trả lời

    Mình bị sỏi tụy 3-5 mm rồi nhưng lại thêm tiểu đường tuyp2 nữa mình lo wa ai có bài gì chỉ mình với

  3. Linh says: Trả lời

    Cho mình hỏi, mình muốn đăng ký kahsm bác sĩ Vân Anh vì nghe nói bác sĩ đã chữa khỏi bệnh này cho rất nhiều người, mình liên hệ bắc sĩ thì làm cách nào được nhỉ

  4. Mama says: Trả lời

    Thuốc của nhất nam y viện là bán theo bộ hay có bán lẻ không vậy. Tôi bị sỏi tụy đã 6 tháng, dài 8mm thì dùng có được không và chỉ uống thuốc thôi hay sao

  5. Hoa Hướng Dương says: Trả lời

    Vô tình đọc được bài viết này thấy bảo chỉ cần uống thuốc thôi là triệt được sỏi, chả biết thực hư sao, ai dùng rồi cho xin review nhé

    1. Saphie Nguyễn says:

      Ui, nếu đc vậy thì quá chi là tuyệt vời luôn chứ mình dùng thuốc tây vừa nóng nhưng nó cũng chả triệt để bệnh. nhưng mà chưa dùng đông y bao giờ nên cũng hơi nghi ngờ độ an toàn

    2. Hồ Huyền says:

      Em đã đi khám và được bác sĩ kê liệu trình 3 tháng, đang uống được 1 tháng thuốc rồi, thấy vẫn bình thường, dạ dày ổn, đi wc bình thường, không bị nóng người á

    3. Mum's Shop says:

      Bị bệnh cao huyết á, năm nay đã 55 tuổi thì có uống được không. Tôi đã từng uống nhiều loại thuốc để tán sỏi nhưng nó vẫn không hết, chắc là sỏi của tôi to quá

    4. Châu Sương says:

      Quan trọng thời gian điều trị thế nào thôi chứ ai dùng cũng được hết á, nếu cơ địa khó h ấp thụ thì cần nhiều thời gian hơn người khác chút thôi ạ. Như cháu cũng vì dùng thuốc tây bị lờn nên giảm đề kháng phải chữa 4 tháng, ai sỏi nhỏ hơn thì thời gian sẽ ngắn hơn

  6. Oahnh says: Trả lời

    Bị sỏi tụy làm em ăn uống kém lắm, kiểu như hệ tiêu hóa nó gặp vấn đề hay sao á, mọi người có thuốc nào kích thích hệ tiêu hóa hoạt động bình thường không ạ

    1. Phương Kiều says:

      Đừng tự uống gì hết vì giờ bạn đang bị sỏi tụy mà, thấy mấy người bị bệnh này mà tiêu hóa kém sẽ được truyền dịch tĩnh mạch á

    2. Vy Vy says:

      Truyen dich la gan kim tiem vao nguoi ha, chac la dau lam day !!!!

    3. Phụng says:

      Chị tới Nhất Nam Y Viện đi, hoặc không tới thì alo số (024) 8585 1102 để tư vấn từ xa. thuốc ở đây vừa loại bỏ sỏi, vừa khắc phục hết mấy vấn đề do bệnh này gây ra á, trong thuốc có mấy vị bồi bổ phủ tạng, hệ tiêu hóa đồ nữa

  7. Nguyễn Thị Như Vân says: Trả lời

    Đó giờ chỉ nghĩ bị sỏi thì mổ lấy ra mới hết,giờ mới biết có thể uống thuốc mà hết được luôn ạ?

    1. Na Uyên says:

      Tùy sỏi đó kích thước thế nào, nếu có thể tự tiêu được thì nên uống cái gì để bào mòn nó chứ ai ham hố gì mổ xe

    2. Nhượng Văn says:

      Mổ nó không hết triệt để đâu nha, như bố mình rượu bia nhiều bị sỏi, từng mổ rồi sau 1 năm cũng bị tái phát lại á, sợ mổ quá rồi nên đang theo liệu trình của nhất nam y viện á. Bệnh này do đường ăn uống, do cơ địa bên trong nên uống thuốc sẽ tốt hơn và hiệu quả hơn. Đợt này mình đang bảo bố mình bỏ hăn rượu bia đây

    3. Kim Chi Studio says:

      Thời gian điều trị của bác bạn là bao lâu á, rồi uống những thuốc gì và bác sĩ có nói một liệu trình là khỏi luôn không ạ

    4. Nhượng Văn says:

      Bác sĩ kê cho 3 tháng thuốc, 3 lọ nhất nam tiêu thạch khang, còn nhất nam bổ can hoàn, nhất nam giải độc hoàn thì mỗi thứ 2 lọ á. Bác sĩ nói khả năng hơn 80% là sẽ hết còn nếu cơ địa hấp thụ chậm có thể phải uống thêm, lúc đó sẽ có hỗ trợ giảm giá

  8. Nguyễn Thị Tình says: Trả lời

    Bị sỏi tụy này có dễ mắc bệnh tiểu đường không ạ? em đang định thả có bầu mà đọc tin này nghe hoang mang quá

    1. Trái Dứa says:

      Eo ôi, nên trị cho dứt điểm bệnh trước nha, chứ bị sỏi tụy ảnh hưởng tới khả năng điều tiết lượng đường mà, thêm có bầu dễ bị tiểu đường thai kỳ nữa

    2. Thuốc Đắng says:

      K biết nên uống thuốc gì cho lành hay có bài dân gian gì chữa k chứ em sợ uống thuốc tây thười gian đào thải lâu á

    3. Hạt Lửa says:

      Như bạn thì nên uống thuốc đông y đi cho lành bạn ạ chứ thuốc tây ít nhiều gì nó cũng ảnh hưởng tới cơ thể hết á, nhất là mấy người định có bầu càng không nên uống

    4. Hàn Vũ says:

      Em cũng định trị sỏi tụy bằng đông y nhưng đọc trên mạng thấy nhiều chỗ tào lao hoang mang quá các bác ạ

    5. Đoàn Ánh Tuyết says:

      Đến Nhất Nam Y Viện á, ai biểu bác đến mấy chỗ tào lao k đc kiểm chứng làm gì, bên Nhất Nam thì yên tâm, tui khám rồi mà cũng nhiều người chữa ở đây ok rồi, ở đây là thuốc đạt chuẩn chứ không phải các loại thuốc tào lao trên mạng đâu

  9. Phương Vy says: Trả lời

    Em đã bị sỏi tủy do uống nhiều bia rượu, hiện nay cứ thấy đau phần bụng trên, đi wc khổ cực lắm, chả biết làm sao

    1. An Tô says:

      Thì đi đến đa khoa đi họ khám cho, mấy cái sỏi này không lo đi sớm nó to lên hung thì đừng than nhé bạn ơi

    2. Bảo Trân Nguyễn says:

      Mình từng mổ sỏi tụy một làn nhưng bị lại. Cái đợt đó mình bắt đầu có triệu chứng cũng tựa tựa bạn Phương Vy á nhưng tệ hơn là bị buồn mửa rồi tự nhiên sụt kg không phanh luôn. Sau đó 1 thời gian sỏi to và mình mổ. Mổ tưởng hết rồi ai ngờ đâu được một thời gian rồi bị lại, rồi sau mình có biết đến thuốc đông y chữa sỏi và đọc được link này . Mình thấy thuốc này nhiều người review tốt rồi mình cũng đến khám. Liệu trình của mình gồm: nhất nam tiêu thạch khang đặc trị sỏi mật, nhất nam giải độc hoàn, nhất nam bổ can hoàn cứ uống theo chỉ định bác sĩ xong là tới kỳ tái khám mình check lại thấy sỏi tự tiêu biến luôn rồi. May mắn hơn năm nay mình chưa bị lại

    3. Văn Vương says:

      Quớ làng, uống tới cả 3 loại, chắc thời gian sắc thuốc thôi cũng hết ngày rồi hen

    4. Nguyễn Quốc Bình says:

      Bảo Trân Nguyển ơi. Mình cũng bị sỏi tụy và viêm tụy man. đã phẩu thuật lấy sỏi 1 lần rồi. Lần mổ đó bị biến chứng sau mổ. Tưởng đâu mình đã chết rồi. Sau khi phẩu thuật là mình uống hỗ trợ tiêu hóa suốt 1 năm sau rồi đi khám lại thì thấy sỏi đã tái phát lại rất nhiều từ đầu tụy cho đến phần đuôi tụy và to 10mm rồi mình đang rất lo. Nếu bạn đọc tin nhắn này mong bạn hồi âm lại cách bạn điều trị cho mình với. Cảm ơn bạn

    5. Lương Bùi says:

      Thuốc này dạng viên hoàn với cao đặc á, viên hoàn thì uống như thuốc viên, còn viên cao thì thả vô nước sôi rồi khuấy lên uống á nè, tiện cực kỳ luôn

    6. Bích says:

      Mình cũng bị sỏi tụy gần 10 năm rồi, khám cũng chỉ để biết vậy thôi chứ BS bảo khi nao đau thì mổ, nên mình cũng muốn tìm thuốc đông y xem thế nào mà chưa tìm đc chỗ

  10. Nhã Phương says: Trả lời

    Em tập thể dục hay bị nhức khớp nên em có mua viên canxi về uống, mà đọc bài này thấy sợ quá, liệu uống viên này có dễ bị sỏi tủy không

    1. Trần Thúy Ngân says:

      Thấy người bình thường cũng chẳng nên bổ sung canxi làm gì, trừ khi bị loãng xương hoặc check thiếu hụt. Bạn nên hỏi bác sĩ chứ để dư thừa thì nói cũng gây sỏi đó. Với cả uống canxi cũng cần phải uống đúng cách, canxi là không được uống vào buổi tối đâu nhé

    2. Hạnh Đào says:

      Huhu, em đi khám bác sĩ nói nồng độ canxi trong em quá cao nên em bị sỏi tụy, cũng mới bị nên chưa to lắm chẳng biết có cách nào làm nó tiêu biến được không

    3. Nguyễn Tiến Đạt says:

      Uống nước ép dứa nướng đi bạn, nó giúp bào mòn viên sỏi á, mà bạn nên hỏi bác sĩ xem bạn chữa cách này ok không nha chứ nhiều khi bạn chữa lại không hợp rồi chẳng hiệu quả

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sỏi túi mật 6mm có cần mổ không? Phương pháp điều trị hiệu quả

Sỏi túi mật 6mm, 7mm, 10mm có cần mổ không? Phương pháp điều trị hiệu...

Sỏi túi mật 6mm, 7mm, 10mm là tình trạng ngày càng phổ biến, nhất là khi ngày nay con người...
Nhất Nam Tiêu Thạch Khang chữa dứt điểm sỏi mật không phẫu thuật

 Nhất Nam Tiêu Thạch Khang đặc trị sỏi mật và cơ chế tác động “kiềng...

Nhất Nam Tiêu Thạch Khang đặc trị sỏi mật là bài thuốc nổi tiếng trên thị trường hiện nay với...
Kim tiền thảo trị sỏi mật có tốt không? 5+ cách dùng hiệu quả nhất

Kim Tiền Thảo Trị Sỏi Mật Có Tốt Không? 5 Cách Dùng Hiệu Quả

Kim tiền thảo trị sỏi mật là bài thuốc được lưu truyền trong dân gian từ lâu. Thậm chí, không...
Nội soi bàng quang: Đặc điểm, chi phí và quy trình thực hiện

Nội Soi Bàng Quang: Đặc Điểm, Chi Phí & Quy Trình Thực Hiện

Nội soi bàng quang là kỹ thuật hiện đại được sử dụng chủ yếu trong chẩn đoán và điều trị...
Sỏi túi mật 14mm: Những thông tin cơ bản người bệnh cần nắm rõ

Sỏi túi mật 14mm: Những thông tin cơ bản người bệnh cần nắm rõ

Sỏi túi mật 14mm, thậm chí 18mm đang dần trở nên phổ biến ở các bệnh nhân, bởi bệnh rất...
Chia sẻ
Bỏ qua
Top