Suy Thận Có Uống Được Nước Dừa Không? Giải Đáp Của Chuyên Gia

Có rất nhiều người cho rằng nước dừa có thể sử dụng cho người bị suy thận và cho hiệu quả tốt. Nhưng có ý kiến lại cho rằng nó gây ảnh hưởng xấu đến thận. Vậy suy thận có uống được nước dừa không? Cùng tìm hiểu câu giải đáp chính xác nhất cùng với những thông tin bổ ích khác qua bài viết dưới đây.

Suy thận có uống được nước dừa không thì chuyên gia khuyên rằng chỉ nên thỉnh thoảng uống
Suy thận có uống được nước dừa không thì chuyên gia khuyên rằng chỉ nên thỉnh thoảng uống

Bị suy thận có uống được nước dừa không?

Nước dừa là thức uống yêu thích của rất nhiều người. Nó có vị thanh, ngọt nhẹ và dễ uống. Bên cạnh đó, nước dừa có công dụng vô cùng tuyệt vời với sức khỏe như:

  • Thanh nhiệt, giải khát nhanh.
  • Cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất tốt cho sức khỏe.
  • Lợi tiểu, giúp hệ bài tiết hoạt động tốt hơn.
  • Diệt khuẩn, kháng viêm.
  • Bù nước cũng như chất điện giải.
  • Rất tốt cho hệ tim mạch.
  • Cải thiện hệ miễn dịch, sức đề kháng.
  • Hỗ trợ điều trị chứng tiểu bí, cảm cúm, sỏi thận…

Tuy nhiên, suy thận có được uống nước dừa không? Theo các chuyên gia về thận, người bệnh vẫn có thể uống được nước dừa nhưng cần hạn chế chỉ dùng 1 lượng vừa phải bởi những nguyên nhân sau:

  • Nước dừa chứa nhiều natri, kali, phospho…gây cản trở quá trình lọc máu, ảnh hưởng đến hệ thần kinh, hệ tuần hoàn. Nó gây ra tình trạng tăng huyết áp và nhịp tim.
  • Gây suy giảm chức năng thận
  • Tạp áp lực lên thận khiến thận làm việc quá sức.
  • Lợi tiểu nên dễ mất chất điện giải, khiến người bệnh mệt mỏi.

Suy thận uống nước dừa được không, câu trả lời là có. Tuy nhiên, đối với trường hợp người bệnh suy thận cấp độ nhẹ thì nên uống một lượng vừa phải. Còn khi bệnh nặng, người bệnh chỉ nên thỉnh thoảng uống để giải khát. Tuyệt đối không uống nước dừa mỗi ngày để tránh làm thận tổn thương ở mức độ nghiêm trọng hơn.

Một số loại nước khác cho người suy thận

Thay vì uống nước dừa, người bệnh có thể tham khảo thực hiện và uống một số loại thức uống sau đây:

Mẹo thực hiện đồ uống tại nhà với cây thuốc nam

Thức uống thuộc dạng này vừa có tác dụng hỗ trợ điều trị suy thận, vừa tăng cường sức khỏe lại vô cùng an toàn. Do đó, người bệnh nên thường xuyên thực hiện và sử dụng. Một số gợi ý cho người bệnh là:

  • Nước sắc quế nhục, đậu đen, đại táo: người bệnh sử dụng 3 nguyên liệu gồm đậu đen (50g), quế nhục (15g) và đại táo (50g) sắc với 1 lít nước. Đun nhỏ lửa đến khi chỉ còn khoảng ⅓ lượng nước thuốc thì nhấc ra, chia thành 2 lần uống vào sáng và tối.
  • Nước bầu khô: người bệnh dùng bầu bỏ hạt, rửa sạch, thái miếng nhỏ rồi đem phơi khô. Mỗi ngày hãy lấy 120g sắc nước rồi chia ra uống 2 lần/ngày vào mỗi sáng và tối.
  • Nước lá chè, rễ cây vạn niên thanh: cho rễ cây vạn niên thanh và lá chè mỗi loại 4g sắc cùng 200ml để uống mỗi ngày.
  • Nước lá sen, trần bì: dùng lá sen tươi (200g), trần bì (30g) rồi nấu cùng 300ml nước để uống.

ĐỪNG BỎ LỠ: Suy thận có ăn yến được không? [Chuyên gia y tế giải đáp]

Các loại thức uống từ dược liệu Đông y rất tốt cho sức khỏe của người bị suy thận
Các loại thức uống từ dược liệu Đông y rất tốt cho sức khỏe của người bị suy thận

Thức uống khác

Ngoài ra, người bệnh cũng có thể thực hiện một số loại nước phổ biến, cách thực hiện đơn giản hơn như:

  • Nước đỗ đen: dùng đỗ đen phơi khô (hoặc đã rang) rồi hãm với nước nóng để uống như trà. Nước đỗ đen giúp bổ sung vitamin, muối khoáng, sắt… giúp tăng cường chức năng thận, hỗ trợ quá trình thải độc.
  • Nước râu ngô: dùng râu ngô đun với 100ml nước để uống hàng ngày. Nước râu ngô giúp thanh lọc cơ thể, hỗ trợ quá trình giải độc cho thận.
  • Nước bí xanh: có tác dụng thúc đẩy quá trình điều trị suy thận. Người bị suy thận nên ép nước bí xanh để uống mỗi ngày.
  • Nước ép hoa quả: người bệnh nên bổ sung thêm nước ép hoa quả mỗi ngày. Nó chứa lượng vitamin dồi dào đồng thời cung cấp các khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Người bệnh không chỉ được bổ sung thêm nguồn năng lượng mà còn tăng sức đề kháng, cải thiện hoạt động của thận. Một số loại hoa quả tốt cho cơ thể là dâu, dưa hấu, nước ép dứa…
  • Nước ép rau củ: chứa vitamin, khoáng chất, phytochemical . Đây đều là những dưỡng chất cần thiết, không thể thiếu đối với sức khỏe. Có thể liệt kê ra một số loại rau củ phù hợp cho người suy thận là rau bina, diếp cá, cần tây, củ dền, cà rốt…

Suy thận nên tránh uống nước gì?

Như vậy, bạn đọc đã biết được “suy thận có uống được nước dừa không” và một số thức uống tốt cho bệnh nhân suy thận. Bên cạnh đó, để tránh làm bệnh nghiêm trọng hơn, người bệnh cần tránh xa các loại nước sau:

  • Các loại nước chứa muối: như chanh muối, muối khoáng… Nó khiến máu dư thừa lượng natri và gây áp lực lên thận khiến chúng phải hoạt động nhiều hơn.
  • Nước có ga: đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến các bệnh lý về thận. Nước có ga chứa nhiều caffeine làm suy giảm chức năng thận, huyết áp không ổn định.
  • Bia rượu: thức uống mà gần như bất cứ ai cũng nên hạn chế. Bởi hai chất kích thích này tác động tiêu cực đến các bộ phận trên cơ thể. Nồng độ cồn trong máu khiến thận phải hoạt động quá sức để lọc máu.
Bệnh nhân suy thận không nên uống nước chanh muối
Bệnh nhân suy thận không nên uống nước chanh muối

Suy thận có uống được nước dừa không? – Các bác sĩ trả lời là hoàn toàn có thể. Tuy nhiên, người bệnh cần hạn chế, chỉ nên thi thoảng uống để giải khát. Thay vào đó, hãy bổ sung thêm các loại nước uống tốt cho cơ thể và hạn chế nước có ga, bia rượu, đồ uống nhiều natri.

THAM KHẢO:

Array
Câu hỏi thường gặp
Bệnh Suy Thận Có Nguy Hiểm Không

Bệnh suy thận có nguy hiểm không là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Thực tế, mức độ nguy hiểm còn tùy thuộc vào từng giai đoạn và các diễn biến của bệnh. Đối với những người đang có dấu hiệu của suy giảm chức năng thận, việc đầu tiên nên làm là thực hiện các xét nghiệm thận để có phác đồ điều trị kịp thời.  Bệnh suy thận có nguy hiểm không? Các giai đoạn của bệnh Bệnh suy thận có nguy hiểm không là câu hỏi rất nhiều bệnh nhân quan tâm. Với vai trò...

Xem chi tiết
Khám Suy Thận Ở Đâu

Khám suy thận ở đâu tốt nhất là vấn đề mà nhiều người bệnh cực kỳ quan tâm. Bởi chỉ khi được kiểm tra và điều trị chất lượng thì bệnh mới nhanh chóng được giải quyết, tránh được những biến chứng nguy hiểm. Tham khảo ngay danh sách địa chỉ khám suy thận dưới đây. Những tiêu chí để lựa chọn địa chỉ thăm khám suy thận Suy thận được hiểu là tình trạng thận suy giảm chức năng hoạt động. Đây là căn bệnh khá phổ biến, ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sinh hoạt của người...

Xem chi tiết
Suy Thận Có Con Được Không

Suy thận có con được không là điều mà những người mắc căn bệnh này luôn đắn đo. Thực tế, các chuyên gia khẳng định, tuỳ vào mức độ bệnh và thời điểm mang thai mà người suy thận vẫn có khả năng sinh con bình thường. Suy thận có con được không? Suy thận có con được không luôn là nỗi băn khoăn và lo lắng của rất nhiều người làm cha mẹ đang mắc căn bệnh này. Khi bị suy thận, chức năng lọc của thận sẽ bị suy giảm và kéo theo nhiều hệ luỵ. Cả nam...

Xem chi tiết

Chia sẻ

Dinh dưỡng
Thiếu máu trong suy thận mạn: nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Thiếu Máu Trong Suy Thận Mạn: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Điều Trị

Thiếu máu trong suy thận mạn là biểu hiện phổ biến mà người bệnh gặp phải. Tình trạng này cho...
Phân biệt suy thận cấp chức năng và thực thể

Phân biệt suy thận cấp chức năng và thực thể – Thông tin chi tiết

Suy thận cấp chức năng và thực thể là hai khái niệm để chỉ tình trạng suy thận do những...
Suy thận phải lọc máu khi nào? Chỉ định lọc máu trong suy thận mạn và cấp

Suy thận phải lọc máu khi nào? Chỉ định lọc máu trong suy thận mạn...

Suy thận phải lọc máu khi bệnh đã chuyển sang mức nguy hiểm, khả năng lọc máu và thải độc...
Tại sao suy thận gây tăng huyết áp? Phương pháp điều trị và phòng ngừa

Tại sao suy thận gây tăng huyết áp? Phương pháp điều trị và phòng ngừa

Suy thận gây tăng huyết áp là một trong những biến chứng nghiêm trọng. Theo thống kê, thế giới hiện...
Suy thận giai đoạn cuối: Tất cả những thông tin bạn cần biết

Suy thận giai đoạn cuối: Tất cả những thông tin bạn cần biết

Suy thận giai đoạn cuối gây ra những biến chứng cực kỳ nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng người...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top