Người Suy Thận Nên Ăn Rau Gì? Kiêng Ăn Rau Gì Để Mau Khỏi?

Người suy thận nên ăn rau gì, kiêng ăn rau gì là vấn đề không ít bệnh nhân quan tâm. Bởi lẽ một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, khoa học, đầy đủ yếu tố vi lượng cần thiết được các chuyên gia đặc biệt khuyến khích ở những người gặp vấn đề về suy giảm chức năng thận. 

Người suy thận nên ăn rau gì?

Phác đồ điều trị bệnh lý suy thận tập trung hoàn toàn vào vấn đề làm chậm tiến triển của các tổn thương đang xảy ra ở thận. Chính vì vậy, những yếu tố cơ bản như lối sống, chế độ ăn uống có ảnh hưởng rất lớn. Trong số những câu hỏi xoay quanh vấn đề này, “người suy thận nên ăn rau gì?” nhận được sự quan tâm nhiều nhất từ bệnh nhân.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, người bệnh suy thận nên tăng cường tiêu thụ những loại rau dưới đây:

Súp lơ trắng

Súp lơ trắng là nguồn cung cấp dồi dào hoạt chất vitamin C, folate và chất xơ rất tốt cho những người đang bị tổn thương chức năng thận. Không những vậy, trong loại rau này còn chứa rất nhiều glucosinolate, indole và thiocyanates – các hoạt chất giúp thận và gan trung hòa các độc tố có thể gây hại cho mô tế bào cũng như DNA.

Súp lơ trắng tốt cho người bệnh thận
Súp lơ trắng tốt cho người bệnh thận

Các bác sĩ khuyến khích bệnh nhân nên tiêu thụ ít nhất nửa chén cơm súp lơ trắng mỗi ngày. Người bệnh cũng nên áp dụng các cách chế biến súp lơ trắng không giàu mỡ như salad, hấp hay luộc để đảm bảo chế độ dinh dưỡng lành mạnh nhất.

Rau bắp cải tốt cho người bệnh thận

Thực tế, người suy thận nên ăn rau gì, kiêng rau gì cần có sự tư vấn của bác sĩ. Theo các bác sĩ chuyên khoa Thận – Tiết niệu, bắp cải là một loại rau phù hợp. 

Theo nhiều nghiên cứu khoa học, rau bắp cải có chứa nhiều hoạt chất phytochemical, các loại vitamin K, C, B6, axit folic và chất xơ. Chính vì vậy, việc tiêu thụ loại rau này hàng ngày có thể giúp cơ thể tiêu diệt các gốc tự do, cải thiện các triệu chứng bệnh suy thận.

Các chuyên gia cũng đánh giá rau bắp cải là thực phẩm tuyệt vời cho chế độ ăn kiêng ở người bị thận suy đang phải trải qua điều trị lọc máu. Bắp cải có vô vàn cách chế biến, từ salad, hầm súp, xào, đến muối chua, rất ngon miệng và phù hợp với khẩu vị của tất cả mọi người.

Người suy thận nên ăn rau gì? – Ớt chuông

Ớt chuông là loại thực phẩm có hàm lượng kali thấp, rất phù hợp đối với những người đang phải ăn kiêng do suy thận. Nhưng đó không phải là lý do duy nhất khiến nó trở thành đáp án cho câu hỏi: “Người suy thận nên ăn rau gì?”. 

Theo các chuyên gia, trong ớt chuông có chứa rất nhiều vitamin C, vitamin A, vitamin B6, chất xơ, axit folic và lycopene. Đây đều là những hoạt chất có khả năng tăng cường sức đề kháng, cải thiện triệu chứng bệnh, đặc biệt lycopene còn giúp ngăn ngừa ung thư.

Người bệnh suy thận nên ăn gì? - Ớt chuông
Người bệnh suy thận nên ăn gì? – Ớt chuông

Người bệnh có thể ăn sống ớt chuông với thịt ức gà và các loại nước sốt như một món salad thanh mới và tươi mới. Ớt chuông bỏ lò hoặc xào với thịt bò cũng là những gợi ý rất đáng thử trong thực đơn hàng ngày của bệnh nhân suy thận.

Hành tây là thực phẩm nên ăn

Nhiều chuyên gia dinh dưỡng khi được hỏi “Người suy thận nên ăn rau gì?” đều có câu trả lời là hành tây. Hành tây vốn là một thực vật thuộc họ Allium, được sử dụng trong rất nhiều món ăn từ tây đến ta. 

Theo một số nghiên cứu, trong loại củ này có chứa một hàm lượng lớn quercetin – chất chống oxy hóa mạnh có tác dụng phòng chống sự phát triển của bệnh thận, bệnh tim và cả ung thư. Không những vậy, hành tây còn chứa hàm lượng kali thấp cùng với đó là hoạt chất crom có khả năng chuyển hóa chất béo và protein, rất tốt cho người bị thận suy mãn tính.

Người bệnh có thể sử dụng bất kỳ loại hành tây nào, từ hành trắng, đỏ đến nâu với đa dạng các cách chế biến. Các bác sĩ thường khuyến khích bệnh nhân tiêu thụ khoảng nửa củ hành tây mỗi ngày. Riêng các bệnh nhân điều trị tăng huyết áp trong suy thận mạn không nên lạm dụng hành tây.

Ngồng tỏi tươi

Loại rau củ cuối cùng góp mặt trong danh sách này là ngồng tỏi tươi. Trong ngồng tỏi tươi có chứa rất nhiều các hoạt chất chống viêm và chống oxy hóa, ví dụ như allicin, có tác dụng giảm thiểu một số triệu chứng ở người suy thận như mệt mỏi, suy nhược, chán ăn và sút cân. Bên cạnh đó, loại thực phẩm này còn giúp cơ thể hấp thu tốt hơn cholesterol, từ đó ngăn ngừa các bệnh lý tim mạch và mỡ máu.

Thực đơn của người bệnh suy thận nên bổ sung thêm ngồng tỏi tươi
Thực đơn của người bệnh suy thận nên bổ sung thêm ngồng tỏi tươi

Ngồng tỏi tươi nên được sử dụng ngay sau khi thu hoạch để đảm bảo độ tươi ngon và hàm lượng dinh dưỡng vốn có. Người bệnh có thể sử dụng khoảng 50g ngồng tỏi tươi mỗi ngày.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

Bệnh suy thận kiêng ăn rau gì?

Bên cạnh câu hỏi: “Người suy thận nên ăn rau gì?”, không ít bệnh nhân cũng thắc mắc về những loại rau không nên ăn. Theo các bác sĩ, người bị suy giảm chức năng thận cần tránh xa một số loại rau củ dưới đây:

Củ dền

Mặc dù củ dền là loại thực phẩm giàu khoáng chất và chất xơ nhưng nó không phù hợp với người bệnh suy thận. Nguyên nhân là vì củ dền có chứa quá nhiều kali, kể cả khi đã qua chế biến thì lượng kali này cũng không thuyên giảm. Mà ở những bệnh nhân suy thận, thận của họ đã không còn đủ khả năng hấp thu kali, khiến chúng dư thừa và  tích tụ trong máu, gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe.

Cà chua

Cà chua giống như củ dền, là loại thực vật có hàm lượng kali cao. Theo các chuyên gia, trong 1 quả cà chua tươi có chứa đến 900mg kali. Nếu tiêu thụ quá nhiều, cà chua có thể khiến cho tình trạng triệu chứng của người bệnh thêm tồi tệ hơn, là một trong những nguyên nhân gây suy thận âm.

Cà chua chứa nhiều kali không tốt cho người bệnh thận
Cà chua chứa nhiều kali không tốt cho người bệnh thận

Khoai tây và khoai lang

Bên cạnh củ dền và cà chua, người bệnh cũng được khuyến cáo hạn chế tiêu thụ các loại khoai, ví dụ như khoai tây và khoai lang. Ước tính trong khoảng 130g khoai lang và khoai tây có chứa đến hơn 500mg kali, có thể gây ảnh hưởng xấu đến chức năng thận. 

Nếu muốn sử dụng khoai tây, khoai lang, bác sĩ khuyên rằng nên ngâm rửa chúng trong nước ít nhất 4 giờ hoặc nấu 2 lần để tiêu giảm bớt hàm lượng kali.

Lời khuyên từ các chuyên gia

Bên cạnh vấn đề nên ăn và nên kiêng các loại rau, người bệnh suy thận còn cần chú ý một số điểm liên quan đến chế độ dinh dưỡng khác sau đây:

  • Lựa chọn và chế biến thực phẩm ít natri/muối: Cả natri có trong thực phẩm cũng như natri có trong muối đều không tốt cho người bị bệnh thận. Chính vì vậy, bác sĩ khuyên người bệnh nên tiêu thụ ít muối cũng như thực phẩm giàu natri.
  • Ăn đủ và đúng loại protein: Theo các chuyên gia, việc ăn nhiều protein có thể khiến thận phải hoạt động nhiều hơn, điều này ảnh hưởng không tốt đến người suy thận. Bệnh nhân cũng nên lựa chọn các nguồn thực phẩm chứa protein lành mạnh, ví dụ như: Protein động vật (ức gà, thịt cá, trứng), protein thực vật (các loại đậu, quả hạch và ngũ cốc nguyên hạt).
  • Hạn chế tiêu thụ thực phẩm giàu photpho: Khi bị suy thận, photpho từ thực phẩm có thể bị tích tụ trong máu. Hàm lượng photpho cao sẽ khiến nồng độ canxi của xương bị giảm sút, dẫn đến các vấn đề liên quan đến xương khớp như loãng và giòn xương. Vì vậy, bệnh nhân nên hạn chế tiêu thụ các thực phẩm giàu photpho, ví dụ như thịt nguội, thịt gia cầm, đồ đóng hộp,…   

Chế độ ăn uống vốn đóng vai trò quan trọng đối với những bệnh nhân suy giảm chức năng thận, hy vọng bài viết đã giải đáp được thắc mắc: “Người suy thận nên ăn rau gì?” của đông đảo bệnh nhân. Để đảm bảo sức khỏe, người bệnh nên thận trọng trong lựa chọn thực phẩm và thường xuyên liên lạc trao đổi với bác sĩ điều trị.

BÀI VIẾT HỮU ÍCH:

Array
Câu hỏi thường gặp
Bệnh Suy Thận Có Nguy Hiểm Không

Bệnh suy thận có nguy hiểm không là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Thực tế, mức độ nguy hiểm còn tùy thuộc vào từng giai đoạn và các diễn biến của bệnh. Đối với những người đang có dấu hiệu của suy giảm chức năng thận, việc đầu tiên nên làm là thực hiện các xét nghiệm thận để có phác đồ điều trị kịp thời.  Bệnh suy thận có nguy hiểm không? Các giai đoạn của bệnh Bệnh suy thận có nguy hiểm không là câu hỏi rất nhiều bệnh nhân quan tâm. Với vai trò...

Xem chi tiết
Khám Suy Thận Ở Đâu

Khám suy thận ở đâu tốt nhất là vấn đề mà nhiều người bệnh cực kỳ quan tâm. Bởi chỉ khi được kiểm tra và điều trị chất lượng thì bệnh mới nhanh chóng được giải quyết, tránh được những biến chứng nguy hiểm. Tham khảo ngay danh sách địa chỉ khám suy thận dưới đây. Những tiêu chí để lựa chọn địa chỉ thăm khám suy thận Suy thận được hiểu là tình trạng thận suy giảm chức năng hoạt động. Đây là căn bệnh khá phổ biến, ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sinh hoạt của người...

Xem chi tiết
Suy Thận Có Con Được Không

Suy thận có con được không là điều mà những người mắc căn bệnh này luôn đắn đo. Thực tế, các chuyên gia khẳng định, tuỳ vào mức độ bệnh và thời điểm mang thai mà người suy thận vẫn có khả năng sinh con bình thường. Suy thận có con được không? Suy thận có con được không luôn là nỗi băn khoăn và lo lắng của rất nhiều người làm cha mẹ đang mắc căn bệnh này. Khi bị suy thận, chức năng lọc của thận sẽ bị suy giảm và kéo theo nhiều hệ luỵ. Cả nam...

Xem chi tiết

Chia sẻ

Dinh dưỡng
Xét nghiệm chức năng thận ở đâu tốt nhất là vấn đề nhiều người quan tâm

Xét nghiệm chức năng thận ở đâu? Top 8+ bệnh viện tốt nhất hiện nay

Xét nghiệm chức năng thận ở đâu có kết quả chính xác chắc hẳn là nỗi băn khoăn của nhiều...
Suy thận phải lọc máu khi nào? Chỉ định lọc máu trong suy thận mạn và cấp

Suy thận phải lọc máu khi nào? Chỉ định lọc máu trong suy thận mạn...

Suy thận phải lọc máu khi bệnh đã chuyển sang mức nguy hiểm, khả năng lọc máu và thải độc...
Chạy thận nhân tạo là gì? Quy trình chạy thận của Bộ Y tế

Chạy thận nhân tạo là gì? Quy trình chạy thận của Bộ Y tế

Chạy thận nhân tạo là phương pháp hỗ trợ thận thực hiện quá trình loại bỏ các chất thải trong...
Phân biệt suy thận cấp chức năng và thực thể

Phân biệt suy thận cấp chức năng và thực thể – Thông tin chi tiết

Suy thận cấp chức năng và thực thể là hai khái niệm để chỉ tình trạng suy thận do những...
Tại sao suy thận gây tăng huyết áp? Phương pháp điều trị và phòng ngừa

Tại sao suy thận gây tăng huyết áp? Phương pháp điều trị và phòng ngừa

Suy thận gây tăng huyết áp là một trong những biến chứng nghiêm trọng. Theo thống kê, thế giới hiện...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top