Tán Sỏi Mật Hết Bao Nhiêu Tiền? Quy Trình? [Cập Nhật Mới hất]
Tán sỏi mật qua da bằng laser hoặc nội soi ngược dòng là phương pháp lấy sỏi không cần phẫu thuật. Phương pháp này sử dụng máy móc hiện đại cùng kỹ thuật xử lý cao. Mỗi hình thức lại có những ưu/nhược điểm và mức phí thực hiện riêng. Tùy thuộc vào điều kiện tài chính mà bệnh nhân có thể lựa chọn phù hợp.
Sỏi mật có tán được không?
Sỏi mật là bệnh lý không hiếm gặp ở Việt Nam. Sỏi mật là cách gọi chung của các loại bệnh: Sỏi đường mật, sỏi ống gan, sỏi túi mật và sỏi ống mật chủ. Sỏi mật gây ứ trệ dịch mật khiến hệ thống gan và túi mật hoạt động bất thường.
Với những biến chứng nguy hiểm như gây suy gan, viêm túi mật cấp, ung thư túi mật, viêm tụy cấp,… bệnh nhân phải tìm tới tới các phương pháp tán sỏi mật.
Bằng các kỹ thuật y học tiên tiến hiện nay, lấy sỏi mật trở nên đơn giản hơn. Tùy vào vị trí của sỏi mật mà phương pháp tán sỏi cũng khác nhau.
Các phương pháp tán sỏi mật ưu việt hiện nay
Sỏi mật có thể điều trị bằng phương pháp phẫu thuật và can thiệp thủ thuật. Ngoài ra, đối với những bệnh nhân sỏi túi mật hay sỏi gan được phát hiện sớm, chưa hình thành sỏi lớn, có thể dùng thuốc và thực hiện nghiêm ngặt chế độ ăn uống khoa học.
Phương pháp phẫu thuật sỏi mật gồm: Nội soi, mổ hở, dùng máy tán sỏi trong lúc mổ và cắt một phần gan hoặc túi mật nếu bị ảnh hưởng bởi biến chứng.
Phương pháp điều trị sỏi bằng cách can thiệp các thủ thuật như tán sỏi nội soi và tán sỏi mật qua da hiện nay được nhiều bệnh nhân quan tâm. Trong đó, tán sỏi mật qua da là một bước tiến mới, rút ngắn thời gian trị bệnh, giúp loại bỏ hiệu quả các dấu hiệu đau sỏi mật.
Phương pháp tán sỏi qua da bằng laser
Tán sỏi túi mật qua da bằng laser là phương pháp tán sỏi không phẫu thuật và đã áp dụng thành công tại Việt Nam. So với các phương pháp lấy sỏi mật trước đây thì tán sỏi qua da là phương pháp tối ưu hơn trong một số trường hợp.
Chẳng hạn, bệnh nhân bị viêm túi mật nặng, bệnh lý phức tạp, tuổi cao,… là những trường hợp có nguy cơ tử vong cao nếu phẫu thuật. Lúc này, song song với việc trị viêm hay chữa trị bệnh nền thì phương pháp tán sỏi mật qua da bằng laser sẽ được cân nhắc. Cách tán sỏi này chỉ cần gây tê, giúp bệnh nhân bảo tồn túi mật, không đau đớn và hoàn toàn tỉnh táo trong quá trình tán sỏi. Chỉ sau 3 ngày, nếu tiến triển tốt, bệnh nhân có thể được xuất viện.
Chi phí tán sỏi túi mật qua da
Chi phí tán sỏi mật qua da dao bao nhiêu tiền luôn là nỗi băn khoăn của nhiều người. Để thực hiện phương pháp này, bạn cần chuẩn bị khoảng 14.000.000đ – 20.000.000đ. Trong đó, các chi phí bao gồm:
- Phí khám trước khi tán sỏi: Khoảng 150.000đ
- Phí siêu âm, làm xét nghiệm, chụp X-Quang trước khi tán sỏi: Khoảng 1.000.000đ – 3.000.000đ (tuỳ vào tình trạng bệnh chi phí có thể cao hơn).
- Chi phí tán sỏi mật: Khoảng từ 11.00.000đ tuỳ vào tình trạng sỏi và mức độ bệnh nền.
- Các loại phí khác: Thuốc men sau khi phẫu thuật, vật tư nằm viện,…
Quy trình tán sỏi qua da
Quy trình tán sỏi túi mật qua da không tốn nhiều thời gian nhưng cần cơ sở vật tư hiện đại và đội ngũ y bác sĩ có chuyên môn sâu. Quá trình diễn ra theo các bước sau:
- Bước 1: Bệnh nhân được đặt nằm lên trên bàn của thiết bị chuyên dụng.
- Bước 2: Trước khi tán sỏi, với trường hợp nặng phải giải quyết tình trạng nhiễm trùng túi mật. Bác sĩ tạo một đường hầm nhỏ bằng cách chọc xuyên da ngoài thành bụng vào đường mật, có kích thước từ 3-5mm.
- Bước 3: Từ đường hầm này, đặt một bộ ống dẫn để đưa dịch viêm ra ngoài. Vài ngày sau khi dịch viêm đã hết nhiễm trùng sẽ tiến hành tán nhỏ sỏi mật bằng tia laser.
- Bước 4: Máy tán sỏi laser công suất lớn sẽ kiểm tra toàn bộ hệ thống đường mật. Ở các vị trí phát hiện có sỏi máy sẽ tán nhỏ và được hút sạch ra ngoài.
- Bước 5: Siêu âm, chụp X-Quang để kiểm tra đảm bảo không còn sỏi sót lại sau khi tán sỏi túi mật.
- Bước 6: Bệnh nhân có thể phải uống thuốc kháng sinh sau khi kết thúc quá trình.
Biến chứng có thể xảy ra
Mặc dù tán sỏi mật qua da bằng laser giúp giảm đau đớn, nhanh hồi phục nhưng bệnh nhân vẫn có thể gặp một số tình trạng không mong muốn sau:
- Khả năng tái phát: Dùng thủ thuật bài sỏi mật qua da giúp bảo tồn túi mật. Vì vậy, đây cũng chính là địa điểm thuận lợi giúp sỏi quay trở lại và tồn tại trong túi mật.
- Viêm tuỵ: Sau 1 tháng điều trị, một số bệnh nhân có biểu hiện viêm tuỵ. Lúc này, bạn sẽ được kê đơn một số thuốc kháng sinh để cơ thể đề phòng nhiễm khuẩn.
- Tổn thương nhu mô gan, chảy máu đường mật, tụ máu hoặc chảy máu trong gan
- Sót các mảnh sỏi siêu nhỏ: Do đường mật có cấu tạo hẹp và gấp khúc nên việc lấy triệt để các mảnh sỏi mật nhỏ ra cơ thể cũng khá khó khăn. Vì vậy, vẫn có nhiều trường hợp sỏi không được lấy sạch hoàn toàn ra khỏi cơ thể.
Tán sỏi bằng phương pháp nội soi mật tuỵ ngược dòng
Nội soi mật tuỵ ngược dòng (ERCP) cũng là phương pháp tán sỏi mật ngoài cơ thể không cần phẫu thuật. Phương pháp này khắc phục được rất nhiều nhược điểm của phương pháp phẫu thuật ở những bệnh nhân bị sỏi ống mật chủ.
Bác sĩ dựa vào các hình ảnh mà camera gắn ở ống nội soi đưa về để xác định và điều trị bệnh. Ống nội soi mật tuỵ có thể đường kính nhỏ khoảng 3-5mm, dễ dàng uốn cong và được đưa qua miệng xuống ống dẫn mật. Sau đó, chất cản quang được tiêm vào ống dẫn mật và tiến hành chụp X-quang để phát hiện vị trí sỏi mật và các bệnh liên quan.
Chi phí tán sỏi mật ERCP
Tuỳ vào bệnh viện và tình trạng bệnh mà chi phí tán sỏi mật nội soi sẽ khác nhau. Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo một số chi phí dưới đây để chuẩn bị tốt hơn.
- Phí khám trước khi tán sỏi: 150.000đ
- Phí xét nghiệm, siêu âm: Dao động 1 – 3 triệu
- Chi phí tán sỏi: khoảng 3,5 triệu.
- Chi phí phát sinh thuốc men, giường bệnh,…
Quy trình tán sỏi nội soi
Để tán sỏi mật nội soi, bạn sẽ phải trải qua các quy trình sau:
- Bước 1: Bệnh nhân không được ăn uống trong khoảng 6 giờ để giữ ruột sạch, dễ quan sát. Có thể được uống một chút nước trước 2 tiếng diễn ra thủ thuật. Ngoài ra, tuỳ vào thể trạng bệnh hiện tại mà sẽ ngưng hoặc tiếp tục sử dụng các loại thuốc kháng sinh nếu cần thiết.
- Bước 2: Tiêm thuốc gây tê hoặc thuốc an thần (không làm mất đi ý thức của bệnh nhân).
- Bước 3: Bệnh nhân nằm nghiêng trên giường, há miệng và được luồn ống nội soi có gắn đèn ánh sáng lạnh và camera xuống thực quản, dạ dày và phần đầu của ruột non. Phần đầu ruột này có lỗ nhỏ của đường mật.
- Bước 4: Từ lỗ đường mật này, bác sĩ bơm thuốc cản quang để chụp hình đường mật tuỵ bằng máy chụp X-Quang cơ động.
- Bước 5: Qua hình ảnh thu về, bác sĩ xác định được vị trí, kích thước, số lượng, tính chất của sỏi mật để tiến hành tán sỏi.
- Bước 6: Sử dụng thêm một số dụng cụ chuyên dụng để tán sỏi và lấy ra ngoài như: Bóng nong đường mật, bóng kéo sỏi, rọ tán sỏi, gắp sỏi,… Tuỳ vào tình trạng bệnh, thời gian thực hiện thủ thuật dao động từ 30 – 60 phút.
- Bước 7: Bệnh nhân được sử dụng thuốc giảm đau và có thể nằm viện để theo dõi thêm.
XEM THÊM BÀI VIẾT:
Biến chứng có thể xảy ra
Tán sỏi mật nội soi mật tuỵ ngược dòng ERCP là phương pháp có rất nhiều ưu điểm. Tuy nhiên, đây là một thủ thuật khó, đòi hỏi kỹ thuật cao, độ chính xác cũng như đội ngũ bác sĩ có kinh nghiệm và tay nghề tốt. Nếu thực hiện phương pháp này tại cơ sở không uy tín, thiết bị không đủ điều kiện thì sẽ gây ra biến chứng nặng.
Một số biến chứng bệnh nhân có thể gặp phải khi sử dụng thủ thuật này bao gồm:
- Cảm giác nôn nao, khó chịu trong người: Buồn nôn, trướng bụng, tê vùng cổ họng.
- Một số biến chứng liên quan trực tiếp đến đường mật: Chảy máu đường mật (tỉ lệ 2%), Viêm đường mật (tỉ lệ 2%), tổn thương đường mật (tỉ lệ 1%).
- Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể viêm tuỵ, thủng tá tràng, tắc mật,… ở tỉ lệ thấp.
Những lưu ý sau khi tán sỏi
Sau khi tán sỏi mật, cơ thể bệnh nhân sẽ nhạy cảm hơn với các cơn đau. Vì vậy, bệnh nhân phải có chế độ nghỉ ngơi hợp lý. Đồng thời, để tránh tái phát, bệnh nhân cũng cần tuân thủ nghiêm ngặt theo hướng dẫn của bác sĩ.
Sau tán sỏi, bệnh nhân cần lưu ý:
- Trong khoảng 1 – 2 tiếng sau khi làm thủ thuật, bạn nên ở lại bệnh viện để theo dõi biểu hiện đến khi hết thuốc tê hoặc thuốc an thần. Một số trường hợp phải ở lại theo dõi ít nhất một ngày hoặc dài ngày tuỳ tình trạng bệnh.
- Một số biểu hiện được coi là bình thường, có thể hết sau 1 – 2 ngày như: Ợ hơi, buồn nôn, đau họng,…
- Đến ngay bệnh viện nếu thấy cơ thể có các hiệu tượng như sốt trên 38 độ, đau bụng dữ dội, nôn ra máu, đi ngoài phân đen,…
- Để hồi phục nhanh, bệnh nhân cần tránh xa các đồ ăn có lượng dầu mỡ cao.
- Nên bổ sung rau xanh, trái cây nhằm cung cấp chất xơ và vitamin, cải thiện tình trạng táo bón sau khi tán sỏi.
- Ưu tiên sử dụng các loại thực phẩm được tán nhỏ hoặc nấu mềm như cháo, súp giúp cơ thể dễ tiêu hoá.
Tán sỏi mật qua da bằng laser hay nội soi ngược dòng đều có những ưu điểm riêng. Tùy vào thể trạng của mỗi người mà tỉ lệ thành công cũng khác nhau. Nhưng quan trọng nhất là bệnh nhân phải tuân thủ các chế độ ăn uống và điều trị khoa học theo hướng dẫn.
NỘI DUNG LIÊN QUAN:
Array
Sỏi túi mật uống thuốc gì an toàn và mang lại hiệu quả cao nhất là điều mà nhiều người bệnh quan tâm. Thực tế, bệnh nhân có thể điều trị sỏi mật bằng nhiều loại thuốc khác nhau như thuốc Tây, mẹo dân gian hoặc các bài thuốc Đông y đều mang lại hiệu quả tích cực. Sỏi túi mật uống thuốc gì? 3 loại thuốc hiệu quả nhất Dùng thuốc điều trị sỏi túi mật là phương pháp sử dụng phổ biến nhất và mang lại hiệu quả cao nhất hiện nay. Có rất nhiều loại thuốc khiến...
Xem chi tiết“Bị sỏi mật có uống được sữa đậu nành không” là băn khoăn của không ít bệnh nhân. Thực tế, các loại sữa có nguồn gốc từ thực vật như đậu nành thường là thức uống lành mạnh, giàu vitamin và khoáng chất tự nhiên tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng sữa đậu nành, bệnh nhân sỏi túi mật vẫn nên thận trọng để đảm bảo an toàn. Người bị sỏi mật có uống được sữa đậu nành? Theo các chuyên gia, nguyên nhân hình thành sỏi mật chủ yếu đến từ vấn đề thực...
Xem chi tiếtSỏi mật có nguy hiểm không là một trong những câu hỏi nhận được không ít sự quan tâm. Tuy rằng tỷ lệ bệnh nhân sỏi mật diễn tiến nặng chỉ chiếm khoảng 20%, nhưng nếu không được điều trị kịp thời, bệnh lý này có thể gây không ít ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. Sỏi mật có nguy hiểm không? Tình trạng sỏi hình thành trong túi mật khá phổ biến. Theo nhiều thống kê y tế, người bị sỏi túi mật chiếm khoảng 20% số ca bệnh liên quan đến tiêu hóa - tiết niệu mỗi...
Xem chi tiếtMổ sỏi túi mật ở bệnh viện nào tốt là thắc mắc thường gặp nhất trên các diễn đàn sức khỏe. Việc lựa chọn địa chỉ khám chữa bệnh uy tín không chỉ giúp người bệnh nhanh chóng hồi phục mà còn tránh được những nguy cơ sau phẫu thuật. Nếu bạn đọc cũng đang tìm hiểu về vấn đề này thì đừng bỏ lỡ các thông tin tổng hợp trong bài viết sau đây! [caption id="attachment_1481" align="aligncenter" width="768"] Mổ sỏi túi mật ở bệnh viện nào tốt là vấn đề nhiều bệnh nhân quan tâm[/caption] Mổ sỏi túi mật...
Xem chi tiết
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!