Điều Trị Suy Thận

Điều trị suy thận như thế nào để nhanh khỏi bệnh nhất luôn là vấn đề rất được quan tâm. Bởi căn bệnh này rất nguy hiểm, thậm chí có thể gây tử vong nếu không phát hiện và chữa trị kịp thời. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp thông tin về những cách điều trị hiệu quả. Bạn nên tham khảo để hiểu rõ và lựa chọn phương pháp phù hợp chấm dứt căn bệnh này.

Tổng hợp 3 cách điều trị suy thận phổ biến nhất

Dưới đây là 3 cách được áp dụng phổ biến khi điều trị bệnh suy thận, người bệnh có thể tham khảo.

Điều trị suy thận bằng Tây Y

Khi tiến hành điều trị suy thận bằng Tây y, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện một số xét nghiệm sinh hóa, kỹ thuật chẩn đoán vùng bụng để xác định chính xác mức độ suy giảm chức năng thận. Một số chỉ số được đánh giá là:

  • Tốc độ gia tăng creatinin huyết thanh có lớn hơn 42.5μmol trong 1, 2 ngày.
  • Chức năng lọc cầu thận có giảm dưới 60ml/ph
  • Nồng độ ure và kali trong máu có tăng đột biến hay không

Sau khi đã biết được tình trạng bệnh, bác sĩ mới đưa ra phác đồ điều trị cho từng trường hợp.

Điều trị suy thận bằng Tây y được rất nhiều người thực hiện. Nó tác động nhanh và trực tiếp làm giảm triệu chứng bệnh. Hiện nay có 3 phương pháp là dùng thuốc, chạy thận và ghép thận.

Dùng thuốc

Hiện nay chưa có thuốc đặc trị suy thận. Tuy nhiên, thuốc Tây có thể làm giảm nhanh chóng các triệu chứng và ngăn chặn những biến chứng nguy hiểm. Một số loại phổ biến được bác sĩ chỉ định là:

  • Thuốc chống tăng huyết áp: là thuốc ức chế men chuyển và thụ thể có tác dụng hạ huyết áp, tăng cường chức năng thận
  • Thuốc chống thiếu máu: như Epo Beta… chứa nhiều sắt giúp tăng lượng máu, tạo hồng cầu
  • Thuốc hỗ trợ lợi tiểu: như Lasilix, Lasix,,…
  • Thực phẩm chức năng giúp xương chắc khỏe, chứa nhiều vitamin D3, Canxi
Thuốc Tây y giúp giảm nhanh triệu chứng suy thận nhưng không chữa được dứt điểm
Thuốc Tây y giúp giảm nhanh triệu chứng suy thận nhưng không chữa được dứt điểm

Điều trị suy thận bằng cách uống thuốc Tây rất tiện lợi, hiệu quả nhanh chóng. Tuy nhiên, bạn cần phải tuân thủ đúng loại thuốc, liều lượng. Nhiều trường hợp thực hiện sai chỉ dẫn của bác sĩ làm bệnh tiến triển nghiêm trọng hơn.

Chạy thận

Chạy thận là phương pháp dẫn máu ra bộ lọc để lọc sạch các chất cặn bã sau đó trả về cơ thể. Phương pháp này chỉ được thực hiện khi bệnh nhân suy thận cấp độ 4, 5. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh và điều kiện kinh tế, người bệnh có thể lựa chọn 1 trong 3 dạng chạy thận sau:

  • Chạy thận nhân tạo không liên tục (IHD)
  • Lọc màng bụng (PD)
  • Liệu pháp thay thế thận liên tục (CRRT)

Những người bị suy thận giai đoạn 5 đã được bác sĩ chỉ định chạy thận thường phải duy trì thực hiện cả đời. Tần suất 3 lần/tuần, mỗi lần khoảng 3 – 4 giờ.

Trong quá trị điều trị suy thận bằng cách chạy thận, nếu gặp bất cứ dấu hiệu bất thường nào thì phải nhanh chóng báo cho bác sĩ để xử lý kịp thời. Bên cạnh đó, người bệnh cần chú ý chế độ ăn uống để hạn chế biến chứng.

Ghép thận

Khi ghép thận, bác sĩ sẽ dùng một quả thận còn tốt để ghép vào ổ bụng người bệnh. Cách điều trị suy thận này được chỉ định với những người bị suy thận mạn tính giai đoạn IIIb – IV.

Ghép thận là phương pháp hiệu quả nhưng người bệnh phải đáp ứng được yêu cầu như sức khỏe tốt, huyết áp ổn định, mạch máu vùng chậu ổn định và tuổi dưới 60… Một số trường hợp chống chỉ định là người bị bệnh truyền nhiễm, ung thư, rối loạn tâm thần, xơ gan, bệnh tiểu đường nặng…

Bên cạnh đó, chi phí cho một ca ghép thận cực kỳ đắt. Do đó, không phải ai cũng có thể điều trị suy thận bằng phương pháp này. Sau ghép thận, người bệnh sẽ trở lại sinh hoạt bình thường, không phải đến bệnh viện lọc máu hàng ngày. Tuy nhiên, người bệnh vẫn phải uống thuốc đầy đủ và có nguy cơ gặp phải biến chứng như thải ghép thận, nhiễm trùng…

Mẹo dân gian chữa suy thận

Điều trị suy thận bằng mẹo dân gian có ưu điểm là dễ thực hiện, an toàn, ít gây ra tác dụng phụ, nguồn nguyên liệu cực kỳ dễ kiếm và chi phí rẻ. Tuy nhiên, nó chỉ có hiệu quả cải thiện triệu chứng chứ không thể chữa dứt điểm bệnh và thời gian để đạt hiệu quả khá lâu. Ngoài ra, hiệu quả của mẹo dân gian phụ thuộc nhiều vào cơ địa từng người sử dụng.

Thông thường bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện cách điều trị này như một biện pháp hỗ trợ phương pháp điều trị chính. Những bài thuốc này tuyệt đối không được thực hiện với trường hợp suy thận cấp, phụ nữ mang thai và đang trong kỳ kinh nguyệt.

Trong một số trường hợp, người bệnh có thể bị dị ứng với thành phần hoạt chất trong thuốc. Khi đó, hãy ngừng thực hiện và thăm khám để thay thế bằng cách điều trị khác. Bởi việc áp dụng không phù hợp, bệnh có thể chuyển biến theo hướng tiêu cực. Do đó, người bệnh phải xin chỉ dẫn từ bác sĩ trước khi thực hiện.

ĐỪNG BỎ LỠ:

Điều trị suy thận bằng đỗ đen

Đây là vị thuốc giúp bổ thận, lợi tiểu và giải độc khá hiệu quả. Bởi đỗ đen chứa nhiều vi khoáng, dưỡng chất như protein, lipit, vitamin, kẽm… rất tốt cho thận. Bên cạnh đó, đỗ đen chứa một lượng chất xơ và hợp chất như phenylalanine, lysine, methionine, tryptophan,… có công dụng thanh lọc máu và điều hòa cơ thể.

Một số cách chữa suy thận bằng đỗ đen như sau:

  • Nước đỗ đen: Làm sạch 20 – 40g đỗ đen rồi nấu thành nước uống thay trà mỗi ngày
  • Đỗ đen kết hợp cỏ tranh: Dùng 15g rễ cỏ tranh cùng 100g đỗ đen nấu với 1 lít nước để uống trong ngày.
  • Đỗ đen và cá nhét: Bạn làm sạch cá nhét, nướng sơ lên. Sau đó nấu chung với đỗ đen, thêm gừng, tỏi và ít muối là có thể dùng được.
Điều trị suy thận bằng đỗ đen rất an toàn lại mang đến kết quả khả quan
Điều trị suy thận bằng đỗ đen rất an toàn lại mang đến kết quả khả quan

Râu ngô chữa suy thận

Râu ngô có công dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu rất tốt. Do đó, nó thường được sử dụng để điều trị các bệnh về gan, thận. Người bệnh có thể tham khảo 2 bài thuốc dân gian từ râu ngô là:

  • Trà râu ngô: Rửa sạch và đun 100g râu ngô với khoảng 2 lít nước để uống hàng ngày.
  • Bài thuốc từ râu ngô: Dùng 30g râu ngô cùng 10g tử tô, 50g bạch mao căn. Bạn sắc với nước rồi chia ra uống 2 lần/ngày.

Cỏ mực

Đây là loại thảo dược thiên nhiên có tác dụng bổ thận, giải độc và chống viêm. Rửa sạch cỏ mực, thái nhỏ, phơi khô rồi sao vàng hạ thổ. Sau đó, dùng 30g cỏ mực và 40g đỗ đen nấu với nước để uống trong ngày.

Điều trị suy thận bằng cây nhân trần

Đây là vị thuốc nam có công dụng bổ thận và tăng cường chức năng thận. Nhân trần chứa nhiều pinen, xeton, capilen, polyphenol, flavonoid và  coumarin. Nó có khả năng chống oxy hóa rất tốt và ức chế gốc tự do gây hại cho thận.

Cách thực hiện: Bạn dùng 30g nhân trần cùng 30g râu ngô nấu với 1 lít nước trong khoảng 10 phút. Phần nước thu được sử dụng thay thế nước uống, mỗi ngày 1 thang.

Lưu ý gì khi áp dụng các biện pháp chữa suy thận?

Để quá trình điều trị suy thận đạt hiệu quả tốt nhất, người bệnh cần chú ý một số điểm sau:

  • Thăm khám thường xuyên để theo dõi tình trạng sức khỏe và xử lý kịp thời tình huống phát sinh.
  • Không tự ý mua thuốc điều trị. Hãy tuyệt đối tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Uống đủ nước nhưng không quá nhiều, đặc biệt khi trời nắng hoặc sau khi vận động.
  • Tuân thủ chế độ ăn uống hợp lý. Bạn nên kiêng ăn thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, đạm, muối, protein như thịt, hải sản, cam, chuối, măng tre… để giảm áp lực cho thận.
  • Tăng cường bổ sung thực phẩm có nhiều chất xơ, vitamin nhóm B, C. Một số gợi ý dành cho bạn tham khảo phải kể đến bắp cải, việt quất, nho đỏ, tỏi, ớt chuông, hành tây…
  • Không dùng chất kích thích, chất có hại cho cơ thể như bia rượu, hút thuốc lá…
  • Có lối sống khoa học, lành mạnh như ngủ đủ giấc, thường xuyên tập thể dục thể thao, tránh tình trạng stress kéo dài…
Người bệnh kết hợp vận động và ngủ đủ giấc khi chữa bệnh
Người bệnh kết hợp vận động và ngủ đủ giấc khi chữa bệnh

Trên đây là tổng hợp những cách điều trị suy thận hiệu quả. Hy vọng những thông tin hữu ích này đã phần nào giúp bạn có thể tìm ra cách tốt nhất để chấm dứt triệt bệnh. Để đảm bảo an toàn, người bệnh nên chủ động đi thăm khám tại các cơ quan.

TÌM HIỂU THÊM:

Câu hỏi thường gặp
Bệnh Suy Thận Có Nguy Hiểm Không

Bệnh suy thận có nguy hiểm không là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Thực tế, mức độ nguy hiểm còn tùy thuộc vào từng giai đoạn và các diễn biến của bệnh. Đối với những người đang có dấu hiệu của suy giảm chức năng thận, việc đầu tiên nên làm là thực hiện các xét nghiệm thận để có phác đồ điều trị kịp thời.  Bệnh suy thận có nguy hiểm không? Các giai đoạn của bệnh Bệnh suy thận có nguy hiểm không là câu hỏi rất nhiều bệnh nhân quan tâm. Với vai trò...

Xem chi tiết
Khám Suy Thận Ở Đâu

Khám suy thận ở đâu tốt nhất là vấn đề mà nhiều người bệnh cực kỳ quan tâm. Bởi chỉ khi được kiểm tra và điều trị chất lượng thì bệnh mới nhanh chóng được giải quyết, tránh được những biến chứng nguy hiểm. Tham khảo ngay danh sách địa chỉ khám suy thận dưới đây. Những tiêu chí để lựa chọn địa chỉ thăm khám suy thận Suy thận được hiểu là tình trạng thận suy giảm chức năng hoạt động. Đây là căn bệnh khá phổ biến, ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sinh hoạt của người...

Xem chi tiết
Suy Thận Có Con Được Không

Suy thận có con được không là điều mà những người mắc căn bệnh này luôn đắn đo. Thực tế, các chuyên gia khẳng định, tuỳ vào mức độ bệnh và thời điểm mang thai mà người suy thận vẫn có khả năng sinh con bình thường. Suy thận có con được không? Suy thận có con được không luôn là nỗi băn khoăn và lo lắng của rất nhiều người làm cha mẹ đang mắc căn bệnh này. Khi bị suy thận, chức năng lọc của thận sẽ bị suy giảm và kéo theo nhiều hệ luỵ. Cả nam...

Xem chi tiết

Chia sẻ

Cách chữa
Thuốc chữa
Dinh dưỡng sức khỏe
Suy thận phải lọc máu khi nào? Chỉ định lọc máu trong suy thận mạn và cấp

Suy thận phải lọc máu khi nào? Chỉ định lọc máu trong suy thận mạn...

Suy thận phải lọc máu khi bệnh đã chuyển sang mức nguy hiểm, khả năng lọc máu và thải độc...
Phân biệt suy thận cấp chức năng và thực thể

Phân biệt suy thận cấp chức năng và thực thể – Thông tin chi tiết

Suy thận cấp chức năng và thực thể là hai khái niệm để chỉ tình trạng suy thận do những...
Chạy thận nhân tạo là gì? Quy trình chạy thận của Bộ Y tế

Chạy thận nhân tạo là gì? Quy trình chạy thận của Bộ Y tế

Chạy thận nhân tạo là phương pháp hỗ trợ thận thực hiện quá trình loại bỏ các chất thải trong...
Suy thận giai đoạn cuối: Tất cả những thông tin bạn cần biết

Suy thận giai đoạn cuối: Tất cả những thông tin bạn cần biết

Suy thận giai đoạn cuối gây ra những biến chứng cực kỳ nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng người...
Tại sao suy thận gây tăng huyết áp? Phương pháp điều trị và phòng ngừa

Tại sao suy thận gây tăng huyết áp? Phương pháp điều trị và phòng ngừa

Suy thận gây tăng huyết áp là một trong những biến chứng nghiêm trọng. Theo thống kê, thế giới hiện...
Chia sẻ
Bỏ qua
Top